Thật thà trả lời, tôi bị lỡ công việc thu nhập 1,3 tỷ đồng/năm ở vòng phỏng vấn cuối: Người EQ cao chắc chắn không để mắc lỗi này

29/03/2023 23:50 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Khi được hỏi “Tại sao lại nghỉ công việc đã gắn bó 10 năm?” người phụ nữ này đã được đưa câu trả lời rơi vào ‘vùng cấm’. Điều dễ hiểu, cô bị loại dẫu cách thể hiện tài năng trong vòng phỏng vấn không có gì phải chê trách.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của Lý Đình Đình (1991, Trung Quốc) sau khi cô trượt vòng phỏng vấn cuối cùng cho vị trí có mức lương lên đến 400.000 NDT (1,3 tỷ đồng) chỉ vì một lỗi nhỏ khi được hỏi “Tại sao lại nghỉ việc ở công ty cũ?”.

Từ nhân viên cấp thấp lên vị trí trưởng phòng chỉ sau một năm 

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đến Thâm Quyến để xây dựng sự nghiệp. Sau một tháng tìm việc, cuối cùng tôi chọn gắn bó tại một công ty ở Hằng Cường.  Ở thời điểm đầu tôi chỉ là một nhân viên cấp thấp, sẵn sàng làm bất kì công việc gì được giao. Sau một năm, với những thành tích đạt được, tôi được bổ nhiệm lên vị trí trưởng phòng. 

Dẫu đã lên chức trưởng phòng nhưng mức lương của tôi không có biến động nhiều, chỉ khoảng 10.000 NDT/tháng trong suốt quãng thời gian đó. Trong khi đó, mức lương tại vị trí này ở các công ty khác cao hơn rất nhiều so, có thể lên đến 30.000 NDT. 

Trước đó, sếp của tôi cũng đã báo cáo với phó chủ tịch công ty để xin tăng lương nhưng đều bị từ chối. Ông đưa ra lập luận rằng: “Lý Đình Đình đã được công ty đào tạo từ một người không có kinh nghiệm và bây giờ lên nắm giữ được chức trưởng phòng. Nên mức lương ít như vậy thực ra chính là tiền để cô ấy học hỏi được kiến thức trong suốt những năm tháng qua. Nếu không có sự đào tạo của công ty thử hỏi cô ấy có đạt được vị trí đó không”.

Trên thực tế, năm 2019 tôi dự định sẽ nghỉ việc để tìm công việc mới với mức lương cao. Song dịch Covid-19 ập đến, tôi buộc phải dừng kế hoạch này lại. Trong thời điểm từ 2020-2023, trong suốt 3 năm đó, tôi chấp nhận làm công việc được trả mức lương thấp hơn nhiều so với thị trường. Bởi tôi không còn lựa chọn nào khác khi dịch Covid-19 khiến nhiều công ty đóng cửa, có được một công việc ổn định vào thời điểm đó là một may mắn. 

Đến cuối tháng 2 vừa rồi đó là lần cuối cùng tôi gõ cửa phòng phó chủ tịch để xin tăng lương. Kết quả khiến tôi không ngờ rằng mức tăng không phải là 10.000 hay 5.000, thực tế chỉ là 300 NDT. 

Thật thà trả lời, tôi bị lỡ công việc thu nhập 1,3 tỷ đồng/năm ở vòng phỏng vấn cuối: Người EQ cao chắc chắn không để mắc lỗi này - Ảnh 1.

Thất vọng với quyết định này, ngay ngày hôm sau, tôi đã quyết định nộp đơn xin nghỉ việc. Trong thời gian bàn giao công việc, tôi liên tục nộp hồ sơ ứng tuyển. Khi tìm kiếm công việc, tôi mới thực sự thấy rằng 10 năm qua thực sự là đã bị lãng phí một cách vô ích. Bởi mức lương ở vị trí trưởng phòng tại các công ty khác trung bình khoảng 25.000-30.000 NDT. 

Chỉ vì một lỗi EQ nên bị đánh trượt ở vòng phỏng vấn cuối cùng 

Sau 2 tuần nộp đơn, tôi được bộ phận tuyển dụng của công ty công nghệ hàng đầu gọi phỏng vấn. Ngay 10 giờ sáng hôm sau, tôi được hẹn đến công ty để tham gia làm bài kiểm tra và phỏng vấn trực tiếp bởi lãnh đạo công ty.

Tôi cố gắng cộng điểm với người đối diện bằng trang phục nghiêm túc, một bộ vest và giày cao gót. Trên đường đi, tôi cũng khá lo lắng. Bởi sau 10 năm, đây là lần đầu tôi lại trở thành một ứng viên của buổi phỏng vấn xin việc. 

Sau khi đăng ký tại quầy lễ tân, tôi được mời vào phòng để làm bài kiểm tra đánh giá. Sau 30 phút, bộ phận nhân sự đến phỏng vấn tôi những thông tin cơ bản trong khoảng 10 phút. Ngay sau đó, vị lãnh đạo chừng 40 tuổi bước vào và yêu cầu tôi giới thiệu ngắn gọn về bản thân. 

Những câu hỏi trong buổi phỏng vấn đều nằm trong sự chuẩn bị của tôi nên dường như không có gì khó khăn. Sau khoảng 1 giờ trao đổi, lãnh đạo khá hài lòng về tôi. Ông còn hỏi tôi về mức lương mong muốn. Tôi thẳng thắn trả lời là 30.000 NDT. Bộ phận nhân sự cũng đáp rằng đó không phải là vấn đề lớn đối với công ty. 

Sau khi nghe được những lời này, tôi mừng thầm bởi sau 10 năm cuối cùng cũng tìm được bến đỗ với mức lương lý tưởng. 

Ngay sau đó, vị lãnh đạo này yêu cầu gọi giám đốc nhân sự lên để trao đổi với tôi về mức lương và quyền lợi của nhân viên công ty. Đến đây, tôi chắc chắn rằng mình đã vượt qua vòng phỏng vấn. 

“Sau khi có thư xác nhận vượt qua vòng phỏng vấn, bạn sẽ được nhận một số chế độ đãi ngộ đặc biệt, cụ thể sẽ có trong bản hợp đồng. Lương tháng trước thuế là 30.000 NDT, thưởng cuối năm khoảng 2 tháng lương. Thu nhập hàng năm của bạn sẽ ở mức 400.000 NDT”, giám đốc nhân sự nói với tôi. 

Sau khi đưa ra thông báo, vị giám đốc này đột nhiên hỏi tôi: “Nhân tiện, bạn đã làm việc ở công ty trước 10 năm. Tại sao bạn lại nghỉ việc?”. 

Không suy nghĩ nhiều, tôi thật thà đáp: “Lương quá thấp và tôi không được chấp nhận với đề xuất tăng lương”. 

Thật thà trả lời, tôi bị lỡ công việc thu nhập 1,3 tỷ đồng/năm ở vòng phỏng vấn cuối: Người EQ cao chắc chắn không để mắc lỗi này - Ảnh 2.

 

Không ngờ rằng khi vừa nghe xong lời này, nụ cười trên gương mặt của giám đốc nhân sự liền biến mất. Đột nhiên, anh ta cúi mặt và nói: “Được rồi, giờ bạn có thể ra về. Chúng tôi sẽ gửi email thông báo cho bạn sớm nhất”. 

Luôn tin rằng bản thân chắc chắn đỗ phỏng vấn, ngày hôm sau, tôi chăm chỉ kiểm tra hòm thư nhưng không nhận được bất kỳ email nào. 3 ngày sau, tôi cũng không nhận được bất kỳ thông tin nào từ phía công ty. 

Không thể chờ đợi được nữa, vào ngày thứ 4 tôi quyết định gọi cho bộ phận nhân sự của công ty. Người ở đầu dây bên kia trực tiếp nói: “Xin lỗi! Chúng tôi đã tuyển được những ứng viên phù hợp hơn. Chúc bạn thành công trong công việc!”. 

Sau khi nghe được thông tin này, tôi lặng đi một lúc. Nhưng vẫn không quên hỏi lý do. Lúc đầu nhân viên phòng nhân sự không muốn tiết lộ. Nhưng sau khi gặng hỏi, cô ấy giải thích: “Sau khi lãnh đạo của chúng tôi nghe lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ thì ông ấy sợ rằng bạn sẽ đến công ty của chúng tôi làm việc được một thời gian và cũng lại nghỉ việc với lý do tương tự”. 

Đến đây, tôi mới thực sự hiểu rằng chỉ vì mắc một lỗi EQ cơ bản đã khiến bản thân bị loại khỏi vòng phỏng vấn cuối cùng. 

Sau đó, tôi hỏi lại những người có chuyên môn. Họ đều khẳng định với câu hỏi này, tôi không nên đưa ra những lý do như: Lương thấp, công việc nhàm chán, rời công ty vì đồng nghiệp thân thiết nghỉ việc… 

Đinh Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm