16/02/2023 20:31 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Người đến dự tiệc đều là những nhân vật nổi tiếng, có địa vị xã hội cao và giàu có. Dù cùng có xuất phát điểm với họ khi từng theo học một ngôi trường top 1 cả nước nhưng không ai để ý tới sự có mặt của tôi.
Giá trị quyết định vị trí của bạn trong mắt người khác
Khi còn là du học sinh, tôi tham dự buổi họp mặt các cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh ở New York. Những người đến đó đều là những nhân vật nổi tiếng ở New York, có địa vị xã hội cao hoặc giàu có.
Để tham dự bữa tiệc này, tôi đã cố tình trang điểm thật tinh tế và đi giày cao gót. Nhưng khi đến nơi, tôi nhận ra chẳng có ai để ý đến mình. Dù có chủ động giới thiệu bản thân, đối phương cũng chỉ cười cười, không có ý định kết bạn qua mạng xã hội với tôi. Có nhiều người trao đổi phương thức liên lạc cho nhau, nhưng không ai hỏi đến tôi cả.
Sau này tôi mới biết mình không phải người duy nhất gặp phải tình huống này. Trong những bữa tiệc lớn, mọi người bận rộn với việc hòa nhập vào các vòng tròn quan hệ khác nhau, mong muốn kết bạn với những người tài giỏi. Nhưng trên thực tế, nếu bạn không có giá trị đặc biệt trong mắt họ, nỗ lực làm quen đó chỉ là vô ích.
(Ảnh minh họa)
Zhang Haichun, doanh nhân nổi tiếng với biệt danh “Bố già phần cứng Trung Quốc” từng tổ chức các cuộc tụ họp các “ông lớn” trong ngành Internet, hầu hết người tham gia đều là cấp phó Chủ tịch trở lên tại Microsoft, Samsung, Baidu, Alibaba và Tencent.
Người phụ trách một công ty thương mại điện tử ở Bắc Kinh liên hệ với Zhang, mong ông có thể đưa anh ta đến bữa tiệc với mục đích làm quen với các vị lãnh đạo để công việc sau này thuận lợi hơn. Không ngờ khi đến buổi tiệc, mọi người đều lờ anh đi.
Zhang Haichun thấy vậy, liền nói: “Ngay cả khi bạn có cơ hội tiếp cận giới tinh hoa mà trình độ và kiến thức không đủ thì bạn sẽ tàng hình trong mắt họ. Hãy nghĩ cách để nâng cấp bản thân thú vị hơn, khi đó những người đó mới có thể chấp nhận bạn”
Giá trị của bạn cuối cùng quyết định vị trí của bạn trong mắt người khác và quyết định thái độ của họ đối với bạn.
Hầu hết các mối quan hệ đều dựa trên sự trao đổi
Nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ George Homans đã từng đề xuất một “thuyết trao đổi xã hội”. Theo đó, bất kỳ mối quan hệ nào của con người về bản chất đều là quan hệ trao đổi. Nền tảng của việc xây dựng một mạng lưới quan hệ hiệu quả nằm ở giá trị trao đổi của bạn là bao nhiêu. Giá trị trao đổi của bạn càng lớn thì càng có nhiều người sẵn sàng chủ động giao dịch với bạn.
Một thanh niên hỏi “ông trùm giáo dục Trung Quốc” Yu Minhong làm sao để kết bạn với ông. Yu Minhong liền trả lời: “Bạn lấy gì để làm bạn với tôi?”.Chàng trai trả lời rằng mình có thể hỗ trợ những công việc như mang túi cho ông. Tỷ phú này thẳng thừng từ chối vì ông không thiếu người làm việc này.
Các nhà kinh tế từ lâu đã nói rằng cốt lõi của mạng lưới quan hệ là trao đổi tài nguyên. Khi một người muốn làm quen, đằng sau đó là sự hấp dẫn lẫn nhau về giá trị. Trong lòng mỗi người vốn đều có một cái cân. Bạn muốn gì từ người khác, trước tiên phải nghĩ xem mình có sẵn giá trị nào.
Một influencer Trung Quốc tên từng cố gắng làm quen với tỷ phú, nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng tại đất nước tỷ dân. Nhưng khi đó tài khoản trên mạng xã hội của anh chỉ có 10.000 người hâm mộ, còn “ông lớn” kia có đến hàng triệu người theo dõi nên influencer kia không nhận được bất kỳ hồi âm nào.
Nhưng khi anh đạt 1 triệu người hâm mộ và có tiếng tăm nhất định, influencer dễ dàng liên lạc với tỷ phú và còn được tỷ phú này mời đến Bắc Kinh, giới thiệu với bạn bè của mình.
Thái độ của tỷ phú có vẻ thực dụng nhưng đó là bản chất của 1 loại tương tác xã hội. Tương tác xã hội thực dụng đề cập đến các hành vi được tạo ra để có được thông tin, kiến thức và vật chất, đạt được những lợi ích nhất định từ bên kia.
Đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ thấy đây là loại tương tác cần thiết vì trong thế giới của người trưởng thành, không ai muốn lãng phí thời gian và sức lực để đổi lại một mối quan hệ vô giá trị.
Nhà văn Trung Quốc Lian Yue từng nói: "Đừng lo lắng về việc không có quan hệ, nhưng lo lắng về việc bạn không trưởng thành”.
“Gió tầng nào gặp mây tầng đó”
Khi Tôn Ngộ Không còn là một con khỉ lúc nào cũng phải chiến đấu với nhóm quái vật để bảo vệ lãnh thổ của mình. Còn khi Tôn Ngộ Không học được một bộ kỹ năng, ngay lập tức nhận được nhiều sự giúp sức để đạt được mục tiêu.
Khi Lưu Bị còn là một thường dân, ông chỉ có thể bán dép rơm trên đường phố và mặc cả với khách hàng. Sau hàng trăm trận chiến, ông có thể ngồi điềm nhiên trò chuyện với các hoàng tử.
Bạn sẽ luôn gặp những người có cùng giá trị với mình trong cuộc sống. Chỉ khi tự nâng cao chính bản thân mới mở ra cơ hội gặp gỡ những người tài hoa. Chủ động tìm kiếm các liên kết chỉ là một phần, giữ được liên kết đó hay không là ở năng lực của mỗi người.
Khi người dẫn chương trình Le Jia chưa nổi tiếng, anh được bạn giới thiệu ký hợp đồng đào tạo với một công ty. Giám đốc công ty này nhìn thấy Le Jia liền châm chọc chuyện anh chưa từng học đại học, không có tư cách đào tạo người ở đây. Câu nói này tưởng chừng như một cú đánh vào tâm trí Le Jia.
Người bạn mời Le Jia đi ăn, anh liền từ chối và nói: "Tôi vừa bị một đòn như vậy, nếu tôi không làm việc chăm chỉ, tôi sẽ càng bị coi thường”.
Sau đó anh kiên trì rèn luyện các kỹ năng, dần dần có sự nổi tiếng nhất định và tạo dấu ấn trong lòng khán giả. Nhờ 1 chương trình thành công, cả dòng người dài tìm đến Le Jia để hợp tác.
Những mối quan hệ đem lại thành công là “sản phẩm phụ” của sự xuất sắc do chính bạn bồi đắp. Còn khi giá trị của bạn chưa được định hình rõ ràng, lãng phí năng lượng vào việc đuổi theo những người thành công sẽ không đem lại quá nhiều hiệu quả. Như nữ diễn viên người Anh, biểu tượng của điện ảnh và thời trang Audrey Hepburn từng nói: “Tôi không đuổi theo mặt trăng, tôi để mặt trăng đến với tôi”.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất