15/03/2023 15:17 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Cô cho biết mỗi ngày đi làm như ra chiến trường bởi áp lực và cạnh tranh quá lớn trong khi đó thiếu đi những khoảng thời gian nghỉ ngơi. Những báo động về sức khoẻ như mất ngủ, rụng tóc, thoái hoá cột sống hay đau thắt lưng... cũng lần lượt kéo đến với cô.
Sinh ra ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Tiểu Thảo La lớn lên trong gia đình có bố mẹ đều là những nhân viên văn phòng. Ngay từ nhỏ, cô đã thuộc dạng "con nhà người ta" và luôn nghe theo sự sắp đặt của gia đình. Sau khi hoàn thành chương trình học phổ thông, cô thi đại học và trúng tuyển vào trường ĐH Vũ Hán.
Trước khi tốt nghiệp, bố mẹ mong cô trở về quê để tìm một công việc gần nhà thay vì sống bon chen ở thành phố lớn. "Đó là lần đầu tiên tôi từ chối lắng nghe gia đình. Tôi quyết định học tiếp lên thạc sĩ", cô nói.
Ảnh: Internet
Sau 2 năm du học ở Anh, cô trở về nước và quyết định lên Bắc Kinh để tìm việc làm. Công việc đầu tiên của cô là cấp quản lý trong một công ty truyền thông. Sau 2 năm làm việc tại đây với năng lượng của tuổi trẻ, tinh thần phấn đấu và khát khao thành công, cô quyết định nhảy việc không do dự.
Với trình độ học vấn và kinh nghiệm vượt bậc, cô nhanh chóng chờ thành nhân viên tại một công ty truyền thông mạnh nhất tại thời điểm đó. Tiểu Thảo La cho biết công việc mới đem đến cho cô mức lương mơ ước với thu nhập tăng gấp 3 lần.
Lương cao đồng nghĩa với áp lực cao, cô chia sẻ rằng mỗi ngày đi làm như chuẩn bị ra chiến trường với sự cạnh tranh khốc liệt. "Tất cả công việc đều phải làm theo một quy trình và hệ thống nghiêm ngặt. Các chỉ số đánh giá kết quả cũng được đo lường một cách chi tiết và chính xác đến đáng sợ". Thêm nữa, văn hoá doanh nghiệp không quan tâm đến lợi ích của nhân viên mà chỉ chú trọng đến công việc.
"Cũng may khi đó tôi chưa có gia đình nên có thể đáp ứng được cường độ công việc cao đến mức tăng ca gần như 6 ngày trong tuần. Thậm chí sau giờ làm, tôi vẫn phải nhận thông báo công việc và xử lý ngay khi đó. Dù tại thời điểm đó tôi đã quá kiệt sức nhưng vẫn tận tâm với công việc vì nghĩ rằng mình cần tiền để sống", Tiểu Thảo La chia sẻ.
Ảnh: Internet
Nhìn thấy con gái phải stress mỗi ngày, cha mẹ đã nhiều lần khuyên cô nên chuyển công việc khác. "Không ai bắt tôi phải gắn bó với công việc này nhưng tôi không muốn bỏ cuộc một cách dễ dàng. Xét cho cùng, việc bạn trụ vững trong một công ty xuất sắc bản thân đó đã là bằng chứng cho thấy năng lực của bạn", cô bộc bạch.
Sau khi kết hôn và sinh con, Tiểu Thảo La quyết định chuyển việc với mong muốn có thể cân đối được công việc và cuộc sống. Vào năm 2020, cô quyết định "nhảy việc" một lần nữa. Ở lần này, cô được nhận vào tại một công ty thương mại điện tử với mức lương tăng 30% so với thu nhập hơn 300.000 NDT/năm trước đây, tương đương với 390.000 NDT/năm (1,3 tỷ đồng).
Tuy nhiên điều không ngờ tới là cường độ công việc ở môi trường mới còn cao hơn trước đây rất nhiều. Văn hoá làm việc sau giờ 18h đã ăn sâu vào tâm lý của nhân viên tại đây. Cô cho biết sau 18h không ai đứng dậy ra về. Tất cả mọi người vẫn hăng say xử lý công việc đến tối muộn.
Vì làm việc cho sàn thương mại điện tử nên vào các ngày hội mua sắm, việc phải làm thêm giờ hay thậm chí ở qua đêm tại công ty trong nhiều ngày là điều bình thường.
Cô biết bản thân như những zombie công sở bởi cường độ công việc quá lớn khiến những khoảng thời gian để tái tạo năng lượng cho bản thân không còn. "Chúng tôi bị rút sức nhưng không có thời gian để hồi lại. Mệt mỏi chồng chất và dồn nén khiến đôi khi tôi mang bực về nhà và nóng tính với con và chồng", Tiểu Thảo La nói.
Theo thời gian, Tiểu Thảo La dần mệt mỏi với những deadline dài bất tận và ngày càng không tìm thấy ý nghĩa của công việc. Những báo động về sức khoẻ như lo lắng, mất ngủ, rụng tóc, thoái hoá cột sống, đau thắt lưng... lần lượt kéo đến với cô.
"Là một người mẹ, tôi dành quá ít thời gian cho con nên chính tôi cũng cảm thấy tội lỗi. Tôi đang cân nhắc có kiên trì với công việc này hay dừng lại tại đây".
Vào buổi sáng ngày chủ nhật của tháng 8/2022, vào lúc 7 giờ sáng khi đang chuẩn bị ra ngoài, liếc nhìn thông báo của điện thoại, Tiểu Thảo La thấy trưởng nhóm đã gửi yêu cầu cô phải chỉnh sửa lại báo cáo gấp vào lúc 4 giờ sáng. Sau đó, cô nhận được một loạt các tin nhắn khiển trách vì việc thiếu chậm trễ này. "Vào lúc đó tôi đã không thể chịu đựng được nữa. Tôi đã cống hiến cả một tuần ở công ty để làm việc. Chẳng lẽ tôi không được nghỉ ngơi sao. Làm việc để kiếm sống chứ không phải bán linh hồn", cô nói.
Sự việc này như một mồi lửa khiến Tiểu Thảo La từ chức ngay sau đó. Cô biết rằng sự ra đi của bản thân chắc chắn không ảnh hưởng đến công ty. Song quyết định này lại đem đến sự tái sinh cho bản thân cô.
Ngay sau đó chồng cô cũng nghỉ việc và cả gia đình quyết định đi du lịch trong vòng 3 tháng sau đó trên chiếc motorhome.
Ảnh: Internet
Sau khi dần lấy lại được năng lượng, vợ chồng cô quyết định tìm công việc mới. Đam mê cắm hoa, cô đã quyết định trở thành một nhân viên bán hoa tại cửa hàng gần nhà. Tất nhiên, công việc này không cho cô mức lương cao như trước. Thu nhập chỉ đem về 3.000 NDT/tháng, bằng 1/10 so với trước đây.
“Song hàng ngày tôi được làm công việc mình thích, hết giờ là về nhà với gia đình. Mối quan hệ với những người làm cùng cũng bình dị. Tôi biết rằng cuộc sống là không ngừng cố gắng. Tuy nhiên tiêu chuẩn và quan niệm về ý nghĩa cuộc sống của mỗi người là khác nhau.
Ảnh: Internet
Một số người có thể sẽ thắc mắc tại sao thạc sĩ lại đi bán hoa? Suy nghĩ đó là hoàn toàn đúng. Song cho đến khi cố gắng hết sức chúng ta lại hy vọng có một cuộc sống bình thường theo cách bình yên.
Tôi nghĩ những cố gắng mình đã làm được trước đó không có gì sai. Song nếu tâm trí được giải phóng có lẽ tôi sẽ nhìn rõ bản thân mình hơn và thấy được những gì mình muốn. Bất kể bạn làm công việc gì, trước khi muốn 'chữa bệnh' cho người khác hãy làm tốt việc đó với chính bản thân mình".
Theo Toutiao
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất