Ngày 14/11, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định Bùi Tĩnh thông tin, UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét trình Thủ tướng Chính phủ công nhận hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (thuộc quyền quản lý của Bảo tàng tỉnh Bình Định) là bảo vật quốc gia.
Một sự kiện ít người chú ý đã diễn ra đúng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11: các tòa tháp đá đặt ở lan can và con giống trang trí tại công trình 'Hương nghiêm pháp đường' ở chùa Hương bắt đầu được đập bỏ.
Sáng 28/10, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có buổi trưng bày chuyên đề “Linh vật Việt Nam”. Cùng thời điểm, tại làng đá Non Nước (Đà Nẵng) cũng có cuộc “trưng bày” khác: linh vật ngoại lai lan tràn khắp làng đá mỹ nghệ nức tiếng trời Nam.
Không ai phủ nhận tính tích cực trong việc di dời những con sư tử đá có nguồn gốc ngoại lai ra khỏi nơi thờ tự. Nhưng phía sau cuộc “dẹp loạn” hào hứng ấy, chúng ta đang phải giải quyết những vấn đề gì?
Nhiều địa phương đều bày tỏ nỗi băn khoăn, lúng túng với việc chọn địa điểm di dời linh vật ngoại lai. Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Đặng Thị Bích Liên đã kiến nghị lập “vườn tượng” sư tử ngoại lai tại Hà Nội để làm điểm cho các địa phương.
Hải Dương đã và đang tiến hành kiểm tra các đền, chùa, di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh về việc trưng bày các biểu tượng, linh vật ngoại lại không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố triển khai, vận động di dời dứt điểm các hiện vật không đúng quy định ra khỏi các di tích, các cơ quan, công sở trước 30/11.
Lần đầu tiên, nhiều đơn vị nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ đã phối hợp cùng Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm về hình tượng linh vật cổ truyền thống của Việt Nam
"Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam" là tên trưng bày sẽ khai mạc sáng 7/11 tới tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66- Nguyễn Thái Học, Hà Nội).
Sau Thái Bình, Nam Định, ngày 26.9, Thanh tra Bộ VHTTDL chủ trì tiếp tục thanh, kiểm tra nội dung triển khai công văn 2662 của Bộ VHTTDL tại một số di tích “điểm” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình...
Dù vậy, chỉ thị này cũng chứng tỏ TP Hà Nội đã quan tâm đến bản sắc văn hoá truyền thống của một vùng đất cổ "ngàn năm Văn hiến" mà trong đó các di sản văn hóa không chỉ riêng Hà Nội mà cả Việt Nam nói chung đang mất dần.
Chuyện sư từ đá tràn lan ở Hà Nội trong vài năm trở lại đây đang được đặt ra câu hỏi, sự thật thì chúng phổ biến từ khi nào, có tác dụng gì và nếu xử lý như yêu cầu của thành phố Hà Nội thì chúng sẽ đi đâu?
Chỉ cần đi dạo một vòng quanh Hà Nội trong khoảng 1 tiếng, bạn sẽ bắt gặp hàng chục "hầm mộ" có quy mô to, nhỏ khác nhau nằm từ ngoài mặt đường cho đến trong hẻm nhỏ.
Giỗ tổ nghề chạm đá làng Xuân Vũ, xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) năm nay không rộn ràng như mọi năm. Xen lẫn tiếng cười nói của con trẻ là những tiếng thở dài của những người lớn tuổi.
Vừa qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) và Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã lần lượt gửi công văn tới các địa phương yêu cầu mạnh tay loại bỏ linh vật ngoại lai khỏi di tích.
Việc chấn chỉnh sử dụng linh vật ngoại lai là cần thiết. Không cần nói đến chủ trương của cơ quan chức năng, chỉ cần thực tế nhu cầu thị trường điều tiết, một số lượng lớn hàng hóa của Non Nước sẽ nằm kho.
Vừa qua, Bộ VH,TT&DL, đại diện là thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã gửi công văn Số: 2662/BVHTTDL-MTNATL về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam tới các cơ quan, ban ngành.
10 sư tử đá Trung Quốc bị phát hiện trong 3 di sản cấp Quốc gia và cấp Thành phố. Cá biệt, riêng chùa Mộ Lao (trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam) có tới 6 con sư tử đá Trung Quốc.