30/01/2023 20:44 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Mặc dù được gắn với cái mác "bông tuyết", người trẻ cho rằng bản thân đã học được rất nhiều qua khoảng thời gian tài chính biến động vừa qua.
“Bông tuyết” (snowflake) hay “thế hệ bông tuyết” (snowflake generation) thường để chỉ một số người trẻ khá nhạy cảm với những câu nói hay sự việc xung quanh theo hướng tiêu cực. Thế hệ bông tuyết thường được coi là quá dễ tổn thương trên mặt cảm xúc trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
Từ điển Collins đưa ra một định nghĩa đơn giản về thế hệ bông tuyết là "Thế hệ những người trưởng thành vào những năm 2010, được coi là kém kiên cường hơn và dễ bất bình hơn so với các thế hệ trước”. Mặc dù thế hệ bông tuyết có ranh giới phân chia thế hệ khác mờ nhạt, nó thường đề cập đến những người trẻ Gen Z (sinh từ năm 1997 - 2012) và Millennials (sinh từng khoảng 1980 đến năm 1996). Thế hệ bông tuyết có những đặc điểm riêng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả câu chuyện tài chính.
“Thế hệ bông tuyết” dễ dàng mở lòng và đặt nhiều tâm sức khi nói đến cảm xúc và mối quan hệ. Tuy nhiên, họ thường né tránh các cuộc thảo luận liên quan đến tiền bạc. Các nhà nghiên cứu nhận thấy thế hệ này khá cởi mở, sẵn sàng nói chuyện về hầu hết mọi thứ so với cha mẹ trừ vấn đề tài chính.
24% Gen Z trong độ tuổi từ 18 đến 24 giữ bí mật về tiền tiết kiệm, tiền lương và tình trạng tài chính nói chung. Hơn 28% Millennials - những người từ 25 đến 39 tuổi - đều giữ bí mật và không thích tiết lộ tình hình tài chính hoặc thảo luận về những gì họ chi tiêu như mua ô tô, kỳ nghỉ và nhà cửa. Trong khi đó, Gen X - những người từ 40 đến 55 tuổi - không gặp vấn đề như vậy, với chỉ 10% nói rằng họ thận trọng về các vấn đề tài chính của mình.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những người lớn tuổi hơn mới cảm thấy thoải mái khi nói về tiền bạc. Điều này có thể là do họ đã có thời gian để tích lũy tài sản và thiết lập cuộc sống ổn định hơn về tài chính. Điều này giúp tăng sự tự tin. Và tất nhiên, những người đang gặp khó khăn cảm thấy nhạy cảm nhất khi thảo luận về vấn đề tiền bạc của họ”, người phát ngôn, giám đốc điều hành Mat Megans của ứng dụng tài chính cá nhân HyperJar chia sẻ.
Chi phí sinh hoạt trong những năm gần đây. Giá BĐS, chi phí thuê nhà hay giá xăng tăng sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống của người trẻ nếu thu nhập tăng. Trên lý thuyết, những người thuộc Millennials có lẽ sẽ cảm thấy thoải mái hơn về tài chính. Theo Resolution Foundation, họ đang làm tốt hơn so với Gen Z (sinh 1966-80) khi ở cùng độ tuổi. Tuy nhiên, đây là một tiến bộ nhỏ so với các thế hệ trước – Baby Boomers (sinh ở những năm 60) có cuộc sống tốt hơn 29% so với những người sinh 1926-1945.
Vấn đề là sự gia tăng thu nhập này không có cách nào bù đắp cho tốc độ tăng chóng mặt trong chi phí sinh hoạt. Bên cạnh đó, những người trẻ đã chứng kiến sự suy giảm trong hầu hết các thước đo về mức sống. Điều đó có thể kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 hay mới đây là thời gian Covid và bây giờ là bão sa thải cùng mức giá tăng vọt. Những khó khăn này khiến thế hệ bông tuyết trở nên nhạy cảm hơn.
Trong công việc, người trẻ cũng bị “cuốn” vào văn hoá hối hả, làm việc nhiều hơn. Có nghiên cứu cho thấy, họ cảm thấy kém an toàn và dễ dàng bị căng thẳng hơn so với thế hệ cũ trong công việc. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, khó để tìm được công việc có lộ trình thăng tiến rõ ràng cùng thu nhập đủ để chi trả trong thời điểm lạm phát như bây giờ.
Trên thực tế, những điều này không sai, nhưng thế hệ trẻ đang ngày càng trở nên vững chắc hơn. Trong bài viết vào đầu tháng nay trên Business Insider, một báo cáo của Oliver Wyman cho biết Gen Z nhận thức rõ rằng họ được gọi là "bông tuyết". Người trẻ hiện nay thường bị gắn nhãn là lười biếng, thiếu kiến thức về tài chính và dễ nhạy cảm.
Tuy nhiên, họ không đồng ý với những khuôn mẫu này. Báo cáo cho biết, người trẻ đã trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đại dịch toàn cầu, thế hệ này tự coi mình là những người không đa cảm, kiên cường và thực tế. Theo báo cáo của Oliver Wyman, Gen Z là thế hệ kiên cường nhất cho đến nay với tất cả những sự tàn phá đã xảy ra trong cuộc sống của họ. Kết quả là, họ đã trở thành một thế hệ đấu tranh cho những gì họ tin tưởng.
Dù còn trẻ, nhiều Gen Z đã chứng kiến cha mẹ của họ phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và sau đó là đại dịch COVID-19 - ảnh hưởng nặng nề đến họ cũng như gia đình. Họ học được những bài học tài chính dựa trên trải nghiệm thực tế. Những người trẻ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn dù vẫn bị áp lực bởi kỳ vọng của những người xung quanh. Tuy nhiên, họ khá kiên cường và biết cách điều chỉnh tâm trạng cũng như cách chi tiêu trong thời điểm khủng hoảng như bão giá hay bão sa thải.
Theo Forbes, Insider
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất