04/06/2008 18:48 GMT+7 | Hành tinh bóng đá
(TT&VH Online) - Sep Blatter tái đắc cử chức Chủ tịch FIFA hồi tháng 5 và có điều kiện để tiếp tục thực hiện các ý tưởng điều hành tổ chức quản lý bóng đá thế giới mà ông là "người cầm lái vĩ đại" từ năm 1998.
Sau vài tháng để khởi động cho nhiệm kỳ thứ ba của mình, Blatter vẫn cảm thấy thiếu thời gian trong khi còn rất nhiều việc phải làm để bóng đá thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Ông tâm sự với World Soccer...
- Vấn đề lớn nhất mà FIFA đang phải đối mặt là gì?
- Trách nhiệm xã hội. Trên khắp thế giới, bóng đá đã trở thành một hiện tượng quan trọng tới mức chúng tôi cần phải bày tỏ ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh xã hội. Điều đó bắt đầu với các cầu thủ và các CLB, các giải VĐQG, các trọng tài, các LĐBĐQG và các LĐBĐ châu lục, những cá nhân và tổ chức đại diện cho bóng đá và đại diện cho vai trò quan trọng của bóng đá trên thế giới.
- Vai trò của World Cup trong tất cả những điều đó?
- Các bạn có thể thấy World Cup tại Đức năm ngoái đã để lại một dấu ấn to lớn không chỉ là về phương diện tài chính. Nó cho thấy bóng đá có thể là nguồn năng lượng tích cực để tỏa sáng và sưởi ấm thế giới. Chúng tôi muốn duy trì điều đó.
- Đã có những hoài nghi về khả năng của Nam Phi để đăng cai World Cup 2010. Ông nghĩ sao?
-Ngoại trừ nguyên nhân thiên tai bất khả kháng, Nam Phi sẽ vẫn đăng cai World Cup 2010. Kế hoạch dự phòng duy nhất chúng tôi có là Nam Phi. Tuy nhiên, nếu xảy ra thiên tai thì sẽ có rất nhiều phương án lựa chọn khác. Cách dễ dàng nhất là trở lại Đức. Căn cứ vào các công việc đang tiến hành, Ủy ban tổ chức của Nam Phi đang làm tốt các công việc và chúng tôi đã chỉ định Giám đốc điều hành của World Cup 2006, Horst R Schmidt, làm việc ở đó cho chúng tôi và phụ trách nhóm công tác của FIFA gồm 10-12 người.
-VCK World Cup 2014 sẽ thế nào?
-VCK đó được quyết định bởi hệ thống luân phiên đăng cai nên sẽ được tổ chức ở Nam Mỹ và chúng tôi hiện chỉ có một ứng cử viên là Brazil. Nhưng không nên hiểu nhầm là vì chỉ có một ứng cử viên mà các tiêu chuẩn cao để được đăng cai giải sẽ bị thay đổi. Brazil sẽ phải đáp ứng tất cả các yêu cầu. Quyết định chính thức sẽ được BCH FIFA đưa ra trong cuộc họp tại Doha tháng 11 tới.
- Sau khi quyết định về World Cup 2014, chúng tôi sẽ xem xét tới World Cup sau đó. Chúng tôi sẽ quyết định liệu có duy trì hệ thống luân phiên tổ chức này.
- Những vấn đề chủ chốt khác vào thời điểm này?
- Một vấn đề cực kỳ quan trọng với tôi là chúng tôi tiếp tục tập huấn cho các trọng tài. Chúng tôi đã đầu tư 14 triệu USD vào các chương trình huấn luyện trọng tài trong vòng 4 năm tới. Sức ép đối với các trọng tài ngày càng lớn và chúng tôi cần phải đảm bảo rằng họ đạt tiêu chuẩn. Chúng tôi cũng đang trên con đường nghiên cứu sử dụng 4 trợ lý trọng tài thay vì 3 như hiện nay. Chúng tôi đã thử nghiệm hệ thống này ở Zurich để xem nó có thực sự hiệu quả trong việc giúp trọng tài chính kiểm soát trận đấu tốt hơn.
- Thế còn bạo lực trong bóng đá?
- Trước hết, nó phản ánh tình trạng bạo lực trong xã hội nói chung. Bóng đá đôi khi rơi vào nguy cơ trở thành con tin của nạn bạo lực này. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thức được trách nhiệm của mình và chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để đảm bảo an toàn và an ninh dù đây là trách nhiệm của chính phủ. Nhưng có những bài học chúng tôi có thể rút ra để đảm bảo an toàn của các SVĐ. Tại Anh, nơi bị coi là quê hương của nạn côn đồ bóng đá, họ cho thấy việc sử dụng các SVĐ mà toàn các ghế ngồi có thể giúp giảm tình trạng bạo lực xuống gần như không còn.
- Khi ông lên làm Chủ tịch, FIFA có khoản thâm hụt ngân sách 15 triệu franc Thụy Sĩ (12,8 triệu USD). Bây giờ, đó là ngân quỹ khổng lồ 752 triệu franc Thụy Sĩ (641,5 triệu USD). Tại sao FIFA cần nhiều tiền đến thế trong ngân hàng?
- 5 năm trước, nhiều người đã chỉ trích FIFA về tình trạng tài chính tệ hại và giờ chúng tôi lại bị chỉ trích vì có quá nhiều tiền. Nhưng chúng tôi phải có đủ lượng dự trữ để tự bảo vệ trong trường hợp cần thiết - chẳng hạn như World Cup. Mọi người thường không để ý sự thật là chúng tôi phân phối tới 70% thu nhập cho các LĐBĐQG thành viên thông qua nhiều chương trình trợ giúp.
- Ông có nghĩ rằng ông sẽ thành công trong việc áp đặt quy định mỗi CLB phải đưa vào sân ít nhất 6 cầu thủ trưởng thành trong nước và tối đa là 5 cầu thủ nước ngoài?
- Mọi người nói rằng điều này bắt nguồn từ phán quyết Bosman nhưng phán quyết đó (ra đời năm 1995) chỉ liên quan tới việc được tự do chuyển nhượng của các cầu thủ sau khi đã hết hạn hợp đồng. Trong Liên minh châu Âu (EU), mọi người lao động có thể vượt qua các biên giới để thực hiện quyền được làm việc, nhưng các cầu thủ bóng đá không phải là những họa sĩ hay các chuyên gia trang trí nội thất. Công ước Nice năm 1999 của EU đã nêu rõ tính chất đặc thù của thể thao phải được ghi nhận. Tuy nhiên, thật không may là điều này đã không được cụ thể hóa thành luật. Chúng tôi đang làm việc về vấn đề này với Ủy ban châu Âu (EC) sau khi có những sự can thiệp gần đây của chính quyền vào hoạt động quản lý bóng đá châu Âu. Tôi hy vọng rằng cuối cùng thì cũng đạt được mục tiêu trên.
- Bóng đá đã thay đổi thế nào từ khi ông lên làm Chủ tịch FIFA, và bản thân ông có thay đổi gì không?
Bạn có biết? - Joseph "Sepp" Blatter sinh ngày 10/3/1936 tại Visp, Wallis, Thụy Sĩ - Blatter có bằng Cử nhân Quản trị Kinh doanh và Kinh tế của Khoa Luật trường Đại học tổng hợp Lausanne (Thụy Sĩ). - Blatter từng làm nhiều công việc khác trước khi trở thành thành viên của gia đình FIFA. Ông từng là Trưởng phòng Quan hệ Công chúng (PR) của Cục Du lịch bang Valais (Thụy Sĩ), Tổng thư ký Liên đoàn Khúc côn cầu trên băng Thụy Sĩ, Giám đốc PR và mảng thiết bị tính giờ thể thao của hãng Longines. - Blatter bắt đầu làm việc cho FIFA từ năm 1975 với vai trò Giám đốc kỹ thuật (1975-1981), sau đó là Tổng thư ký (1981-1998). Ông được bầu làm Chủ tịch FIFA kế nhiệm Joao Havelange từ ngày 8/6/1998 và là vị Chủ tịch thứ tám trong lịch sử của FIFA. Ông tái đắc cử chức Chủ tịch lần đầu năm 2002 và tái đắc cử lần thứ hai ngày 31/5/2007. - Những thay đổi lớn trong bóng đá dưới thời Blatter làm Chủ tịch FIFA: áp dụng luật "bàn thắng bạc" thay cho luật "bàn thắng vàng" trong thời gian thi đấu hiệp phụ; từ sau World Cup 2002, đội ĐKVĐTG không còn đương nhiên được một suất vào thẳng VCK World Cup sau đó mà phải dự vòng loại. |
Tú Uyên (lược dịch)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất