29/08/2017 06:03 GMT+7 | SEA Games 29
(Thethaovanhoa.vn) - Có rất nhiều điều đáng nói về các chị em phụ nữ trong cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Malaysia. Họ là những “bà Bụt”, trong nhiều trường hợp.
1. Cũng có tấm lòng thơm thảo với cộng đồng như bà Chang, song chị Maridam - phiên dịch tại tòa án cho bị cáo Đoàn Thị Hương trong vụ công dân Triều Tiên Kim Chol bị sát hại tại Malaysia, lại có cách thể hiện khác, xuất phát từ vị trí công tác của mình.
Chị Maridam, quê gốc ở An Giang và lấy chồng nhập tịch tại Malaysia, làm việc cho ngành tòa án nước này gần 6 năm nay. Chị được giao nhiệm vụ phiên dịch tại những phiên tòa liên quan đến người Việt tại đây. Chị chia sẻ, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, có khá nhiều người Việt phạm tội phải ra tòa. Chị rất buồn vì điều này.
Sau nhiều vụ tham gia công tác xét xử, chị cho rằng, có nhiều trường hợp là do anh chị em người Việt không hiểu rõ về pháp luật nước sở tại. Theo chị, đây là điều mà không chỉ bản thân các anh chị em lao động mà cả các cơ quan liên quan đến xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng nên quan tâm chú ý trước khi lao động sang Malaysia làm việc. Việc này có thể mất thêm thời gian, song như chị nói, là vô cùng cần thiết, vì như vậy sẽ giúp người Việt mình tại Malaysia hạn chế tối đa những hành vi phạm pháp, tránh phải hầu tòa rất mệt mỏi và để lại nhiều hậu quả xấu.
Bên cạnh đó là lối sống thiếu lành mạnh, lạm dùng rượu chè dẫn đến những hành vi mất kiểm soát. Theo chị, đây cũng là nguyên nhân của khá nhiều vụ phạm tội của người Việt tại Malaysia. Chị khuyến cáo anh chị em công nhân Việt Nam nên hết sức tránh những việc này.
2. Chị Maridam chia sẻ, ở cương vị của mình, chị không thể can thiệp vào công việc của Tòa án để có lợi cho người Việt. Song chị cũng luôn tận dụng vị trí phiên dịch của mình để tâm sự, chia sẻ và động viên, giúp những người đồng hương bớt phần lo lắng khi phải ra trước vành móng ngựa.
Người phụ nữ bé nhỏ đã nhập tịch Malaysia này tâm sự, nhiều lần khi dịch lại lời tuyên án tử hình của Tòa đối với phạm nhân người Việt, chị thậm chí còn khóc trước cả họ. Chị nói rằng, không buồn sao được, dù thế nào thì họ cũng là đồng bào của mình, cũng chỉ vì mưu sinh mà thôi. “Thương và buồn lắm, có khi mất nhiều ngày tôi mới nguôi ngoai được”.
Trong cộng đồng người Việt tại Malaysia có hàng ngàn chị em sang đây theo diện cô dâu Việt. Họ lấy chồng người Malaysia, sinh con đẻ cái và sinh sống tại đây nhiều năm, song cho đến nay, chính sách pháp luật đối với các cô dâu Việt của phía Malaysia vẫn là điều gây nhiều khó khăn cho các chị em. Ví dụ như việc chia tài sản khi ly hôn hay trong trường hợp không may chồng chết sớm, rồ việc nhập quốc tịch cho chị em hay vấn đề công ăn việc làm…Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã nhiều lần mời các chuyên gia về pháp lý của nước sở tại đến nói chuyện với các chị em về những vấn đề này. Tuy nhiên, có thể là do vấn đề ngôn ngữ hoặc thời gian trao đổi còn chưa nhiều, do đó phần lớn các chị em vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Chị Trần Huỳnh Trúc Linh cũng là một cô dâu Việt nằm trong số những chị em này. Chồng chị không may qua đời cách đây một thời gian, để lại cho chị hai đứa con đang tuổiăn tuổi lớn. Bao khó khăn đổ lên đầu người phụ nữ này. Trong sốđó là việc nhập quốc tịch Malaysia để có thể có được cuộc sống hội nhập đầyđủ vào xã hội nước sở tại. Chị Linh cũngđã từng đến dự các buổi trao đổi với các chuyên gia pháp lý Malaysia do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức. Song cũng như nhiều chị em khác, chị không cảm thấy thỏa đáng với những gì nhận được sau các buổi trao đổi.
(Còn tiếp)
Hoàng Nhương (PV TTXVN tại Malaysia)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất