Sao Đỏ Belgrade: Những hồi ức đẹp về một chiến thắng

16/04/2020 06:57 GMT+7 | Champions League

(Thethaovanhoa.vn) - Sao Đỏ đã đánh bại Bayern Munich trên đường đến vinh quang châu Âu, trước khi giải đấu thay đổi mãi mãi, và rồi là đất nước của họ cũng thế.

Bóng đá và Covid-19 15/4: Sao Inter lạc quan. Mục tiêu của MU và Real 'hot' hơn sau dịch

Bóng đá và Covid-19 15/4: Sao Inter lạc quan. Mục tiêu của MU và Real 'hot' hơn sau dịch

Những tin tức bóng đá mới nhất giữa mùa dịch Covid-19 được Thethaovanhoa.vn cập nhật tới bạn đọc trong bản tin ngày 15/4/2020.

Ngày 10/4 vừa qua đánh dấu 29 năm kể từ khi Sao Đỏ Belgrade đến sân Olympic và giành lợi thế ở bán kết lượt đi trước Bayern Munich, với một trong những bàn thắng tuyệt vời tại Cúp C1. Họ đã rất may mắn ở trận lượt về nhờ bàn đá phản lưới nhà của Klaus Augenthaler để gỡ hòa 2-2 và lọt vào trận chung kết năm 1991.

Vinh quang trong cuộc nội chiến

Hiển nhiên thì Sao Đỏ là một trong những người chiến thắng cuối cùng của Cúp C1 và đội bóng Ljupko Petrovic được xem cho là nạn nhân lớn nhất của việc thay đổi tên, thể thức của giải một năm sau đó, cũng như của bóng đá Serbia.

Giống như Premier League của Anh, Champions League chấp nhận một mốc khởi đầu mới với thể thức thi đấu mới kể từ năm 1992. Tuy nhiên, mùa giải 1990-91 đã khởi động theo tiêu chuẩn của ngày hôm nay, với 32 đội và được cấu trúc như một vòng knock-out. Sao Đỏ nhanh chóng cho thấy họ là một ứng cử viên mạnh nhờ đội hình đậm chất kĩ thuật, trong đó có tài năng của Dejan Savicevic, khả năng sút bóng của Sinisa Mihaljovic, và vai trò của Robert Prosinecki. Ngoài ra, Petrovic cũng được ban cho một cầu thủ chạy cánh xuất sắc ở Dragisa Binic và một chân sút với bản năng ghi bàn xuất sắc là Darko Pancev.

Và không quên rằng, 1 năm trước, màn trình diễn của Dragan Stoijkovic tại World Cup 1990 đã buộc ông chủ Bernard Tapie bỏ ra gần 10 triệu USD để đưa anh về Marseille. Để thay thế, Sao Đỏ có ngay Vladimir Jugovic, tuy nhiên, tất cả cũng tự hỏi nếu họ còn giữ được Stojkovic và Savicevic, không hiểu họ sẽ còn mạnh đến mức nào.

Bởi trên đường vào chung kết, Sao Đỏ đã ghi những bàn thắng rất đẹp, hoàn toàn khác xa so với tình hình chính trị u ám lúc đó của Nam Tư cũ. Bóng đá Nam Tư đã bị chia tách trong 30 năm kể từ đó với các liên đoàn khác nhau, nhưng chất lượng cầu thủ thì vẫn vậy và Sao Đỏ tiêu biểu cho những gì được gọi là tinh hoa nhất. Thật buồn là Nam Tư đã bước vào thời kỳ cuối cùng và đen tối nhất, với cuộc nội chiến tàn phá cả đất nước. Sự tiếc nuối của trận chung kết năm 1991 - giành chiến thắng trên chấm phạt đền trước Marseille bao gồm Chris Waddle, Jean-Pierre Papin, Abedi Pele và Basile Boli - là dư âm của nó đã không được kéo dài lâu. Dĩ nhiên, phần vì kết quả của một trận đấu buồn tẻ và phần vì câu chuyện riêng của Marseille.

Chú thích ảnh
Chiến thắng của Sao Đỏ ở Cúp C1 năm 1991 được coi là một kỳ tích của bóng đá Nam Tư

Cũng vì thế mà người ta nhớ nhiều hơn đến hai lượt của vòng bán kết của Sao Đỏ với đủ cung bậc màu sắc. Đây là thời điểm để mô tả những khoảnh khắc tuyệt vời của một đội bóng tuyệt vời, nhưng lại là giai đoạn chết chóc của một quốc gia. Nam Tư đã rơi vào nội chiến từ tháng 4/1991 và chính vì điều này mà mặc dù vượt qua vòng loại, đội tuyển Nam Tư đã không thể đến được EURO 1992 mà Đan Mạch thay thế rồi vô địch sau đó.

Với Sao Đỏ, thế giới vẫn không biết phải làm gì với họ. Ăn mừng ư khi bóng đá ở Nam Tư đã chìm trong bạo lực từ trước năm 1991? Không có gì ngạc nhiên nếu kì tích của Sao Đỏ bị quên lãng, thờ ơ, dù đó là lần duy nhất một đội bóng của Nam Tư hay một đội bóng của bất cứ quốc gia nào tách ra từ cuộc nội chiến vô địch Cúp C1.

Nếu có, hẳn tất cả sẽ nhớ đến những bàn thắng của họ trước Bayern Munich.

Kì tích ở Munich

Dĩ nhiên, đã nói là phải nói tới bàn thắng gỡ hòa của Pancev ở lượt đi tại sân Olympic. Bàn thắng đó đến một cách bất ngờ khi Bayern Munich đang sở hữu đội hình rất mạnh trong thời gian này. Klaus Augenthaler và Jurgen Kohler đá chính ở trận chung kết World Cup chỉ 9 tháng trước đó, và cả Olaf Thon và Stefan Reuter đều ngồi trên băng ghế dự bị. Bayern Munich bước vào sau khi vô địch Bundesliga trong 5 năm liên tiếp từ 1985 đến 1990. Họ cũng có những tài năng như Stefan Effenberg ở vị trí tiền vệ trung tâm, một Brian Laudrup 22 tuổi trên hàng công và Jupp Heynckes trên băng ghế huấn luyện.

Không phủ nhận Bayern cũng sắp chạm đến giai đoạn sa sút - họ không giành thêm được danh hiệu nào cho đến năm 1994 - nhưng họ vẫn được đánh giá cao hơn Sao Đỏ. Thái độ đó đã được người Đức thể hiện ở bàn thắng dẫn trước đội khách. Thon xuyên thủng hàng phòng ngự của Sao Đỏ bằng một cú trả bóng cho Roland Wohlfarth lao xuống đánh bại thủ môn Stevan Stojanovic. Trong vòng 24 phút, Sao Đỏ rơi vào cái thế mà họ không muốn: Bị một đội bóng chưa thủng lưới trên sân nhà trong tất cả các trận đấu của giải ghi bàn.

Chú thích ảnh
Đội hình Sao Đỏ năm 1991 có rất nhiều cầu thủ tài ba và đẳng cấp

Thế nhưng, chính điều đó mới làm cho những gì tiếp theo đáng chú ý. Cuối hiệp 1, Sao Đỏ có pha phản công với tốc độ chóng mặt, trước khi Pancev đón đường căng ngang của Binic để gỡ hòa. Đáng nói là họ chỉ mất 14 giây ở lần chạm bóng đầu tiên và cuối cùng. Một bàn thắng tuyệt vời, cho thấy sự dứt khoát, mạnh mẽ và hiểu nhau giữa các cầu thủ Sao Đỏ. Và nếu ở thời nay, khi mạng xã hội phát triển, bàn thắng đó có lẽ cũng sẽ được ca tụng như cú vô-lê của Zinedine Zidane trước Leverkusen hay pha ghi bàn kiểu ngả bàn đèn của Gareth Bale trong trận đấu với Liverpool.

Sang hiệp hai, Sao Đỏ tiếp tục phản công với hiệu quả rõ rệt. Một đường chuyền hỏng của Effenberg đã bị chặn lại và sự kết hợp sau đó giữa Pancev và Savicevic giúp Sao Đỏ ghi bàn thắng thứ hai. 20 phút sau, tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên. 1-2 và Sao Đỏ thắng trên đất Đức. Trở về Belgrade, họ sẽ cần bàn đá phản của Augenthaler để có được trận hòa 2-2 và một suất tham dự trận chung kết, thế nhưng, hấp dẫn, kịch tính nhất vẫn là màn trình diễn ở vòng bán kết.

Không quá lời nếu nói rằng đó là thời điểm quyết định sự nghiệp của nhiều người trong số họ. Savicevic gây ấn tượng hơn với một bàn rất đẹp vào lưới Barcelona trong trận chung kết năm 1994, khi Milan của Fabio Capello đè bẹp đối thủ. Cặp tiền vệ trung tâm Mihajlovic và Vladimir Jugovic đều thành công ở Serie A.

Với hầu hết các thành viên còn lại thì năm 1991 đúng là đỉnh cao. Prosinecki sẽ chuyển đến Real Madrid vào năm 1992 và sao đó chơi cho Oviedo, Sevilla, Barcelona trong thời gian ở Tây Ban Nha, nhưng anh không còn giữ được phong độ như trước. Pancev nổi bật đến thế trong 3 mùa giải với Sao Đỏ, nhưng lại biến mất tại Inter Milan sau vụ chuyển nhượng vào năm 1992.

Sau cùng thì cũng giống như Sao Đỏ, không lâu sau khi lên đến đỉnh cao, họ rơi xuống tự do và chiến thắng năm 1991 giờ chỉ còn là kí ức của tất cả.

Ljupko Petrovic chỉ lớn hơn Jose Mourinho có 2 tuổi khi ông đưa Sao Đỏ vô địch Cúp C1 và ông đã đến Espanyol vào mùa hè năm 1991. Sau đó là quãng thời gian ở Chile và Hy Lạp, Trung Quốc, UAE, Rwanda và ở Bulgaria, với CSKA Sofia vào năm 2019. Ông Petrovic thậm chí đã từng đến Việt Nam và làm HLV cho đội Thanh Hóa mùa giải 2017.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm