20/07/2013 20:18 GMT+7 | Bóng đá Tây Ban Nha
(Thethaovanhoa.vn) - Bóng đá Tây Ban Nha đang độc chiếm ngôi số 1 trên bảng xếp hạng UEFA (5 năm), với Real Madrid là CLB thể thao có giá trị thương hiệu đắt giá nhất thế giới (vượt quá 2,5 tỷ euro), và Barca đứng vị trí thứ 3 (2 tỷ euro). Tuy nhiên, có một thực tế là nền bóng đá xứ bò tót đang rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề.
Trong báo cáo hồi tháng Ba vừa qua của Cơ quan thuế quốc gia, các đội bóng chuyên nghiệp TBN, thuộc hai giải đấu trong hệ thống LFP (La Liga và Segunda), đang nợ thuế 690,4 triệu euro. Riêng các đội bóng ở La Liga đang nợ kho bạc quốc gia 535,8 triệu euro. Mới đây, trong một cuộc điều tra về thuế của các đội bóng chuyên nghiệp TBN, Cơ quan thuế xứ Galicia đã đưa ra một kết luận khiến nhiều người bất ngờ: hơn 50% CLB đang nằm trong diện phá sản. Tiền thuế mà các CLB này đang nợ Cơ quan thuế trở thành nợ khó đòi. Nếu những cơ quan chức năng quyết mạnh tay, bóng đá chuyên nghiệp ở xứ bò tót sẽ chỉ còn chưa đầy 50% các CLB đủ điều kiện hoạt động.
Hơn một nửa đội bóng chuyên nghiệp TBN đang trong diện phá sản - Ảnh: Getty
Ban đầu, Cơ quan thuế xứ Galicia chỉ điều tra về Deportivo - CLB nợ thuế 100 triệu euro và đối mặt nguy cơ phải viện dẫn Luật phá sản. Ra đời năm 2004, Luật phá sản như chiếc phao cứu sinh cho các CLB đánh mất khả năng kiểm soát tài chính. Nếu không thể thanh toán nợ, các đội bóng được quyền nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Từ đó, bộ máy mới sẽ được chỉ định để tiếp tục hoạt động. Luật phá sản được phản ánh là không công bằng, và chính điều này càng làm cho bóng đá TBN thêm khủng hoảng. Ở châu Âu, các CLB sẽ bị tuyên phá sản nếu không thể thanh toán nợ.
Jose Luis Rodriguez Diaz, người đứng đầu Cơ quan thuế Galicia, đã xác nhận tình trạng chung của mà các CLB chuyên nghiệp đang gặp phải. Một mặt, ông cảnh báo các đội có thể sẽ bị tuyên phá sản. Mặt khác, ông kêu gọi phải có những giải pháp tích cực hơn để cứu cả một nền bóng đá. Điều ông Rodriguez muốn thực hiện ngay lúc này là một điều luật hạn chế chi phí hoạt động của các CLB.
Từ việc UEFA đưa ra Luật công bằng tài chính, LFP có thể thắt chặt quỹ hoạt động của các đội bóng (tính theo tỷ lệ phần trăm thu nhập). Một tín hiệu tích cực cho bóng đá xứ bò tót: trong một năm trở lại đây, Cơ quan quản lý thuế nhà nước (AEAT) đã kiểm soát phần nào hoạt động bóng đá, giúp giảm đến 8% số nợ thuế.
N.H
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất