10/05/2023 13:48 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Hoàng đế Phổ Nghi vừa thoái vị, nhiều quý tộc Mãn Châu đã quyết định thay tên đổi họ, hóa ra là có nguyên nhân.
Vào ngày 12 tháng 2 năm 1912, Phổ Nghi, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, đã chính thức thoái vị. Nhà Thanh cũng sụp đổ sau gần 300 năm trị vì đất nước. Kể từ đó, Ái Tân Giác La, dòng họ nổi tiếng thống trị triều đại này cũng không còn là đại diện cho quyền lực và hoàng tộc nữa.
Vì sự diệt vong của nhà Thanh, nhiều quý tộc đã đổi họ Mãn Châu thành họ của người Hán. Hơn nữa, họ còn phủ nhận nguồn gốc cao quý đáng tự hào và thừa nhận mình là người Hán. Rõ ràng sau khi hoàng đế Phổ Nghi thoái vị, hoàng tộc Ái Tân Giác La, dòng họ cao quý này vẫn còn tồn tại, vì sao nhiều họ quý tộc của người Mãn Châu lại quyết định đổi họ và phủ nhận nguồn gốc của mình?
Mặc dù nhà Thanh được thành lập bởi dòng họ Ái Tân Giác La. Tuy nhiên, ngay từ sau khi Đại Thanh nhập quan, việc điều hành quân đội và cai trị đất nước không phải do một mình hoàng tộc Ái Tân Giác La là có thể làm được. Thay vào đó, trên thực tế, có nhiều gia tộc Mãn Châu hiển hách lập được vô số công lao và góp phần không nhỏ vào việc phát triển Đại Thanh, đó là gia tộc Diệp Hách Na Lạp, Nữu Hỗ Lộc thị, Hách Xá Lý thị...
Sau khi thành lập, những gia tộc có đóng góp quan trọng cho nhà Thanh đều được phong tước vị và có tước hiệu chính thức. Đặc biệt, một số tước vị cao quý còn được truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều nhân vật đến từ các gia tộc Mãn Châu cao quý đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của triều đại này. Chẳng hạn, có nhiều vị hoàng hậu và phi tần của triều đại nhà Thanh đều mang họ Na Lạp thị. Những cuộc hôn nhân chính trị với gia tộc quyền lực này là cách hoàng đế cân bằng giữa triều đình và hậu cung. Đồng thời cũng là cách thể hiện sự tôn trọng của hoàng đế với gia tộc hiển hách.
Mối liên kết giữa các gia tộc cao quý của người Mãn Châu với triều đình nhà Thanh rất khăng khít, có ảnh hưởng qua lại với nhau. Do đó, việc nhà Thanh đột ngột sụp đổ cũng gây ra không ít rắc rối và khó khăn đối với những gia tộc được cho là có mối liên kết chặt chẽ với hoàng tộc Ái Tân Giác La.
Mặt khác, nhiều quý tộc nhà Thanh nhận ra thời đại đã thay đổi sau khi triều đại này sụp đổ. Quá khứ huy hoàng sẽ không còn nữa. Họ phải học cách để chung sống hòa hợp với người Hán. Chính vì vậy, những người này chấp nhận thay tên đổi họ để đổi lấy cuộc sống ổn định và tránh việc bị trả thù hay trở thành mục tiêu bị người khác châm chọc, chèn ép.
Ngược lại, gia tộc Ái Tân Giác La dù từng thống trị triều nhà Thanh, nhưng lại không đến mức rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" như các dòng họ quý tộc khác. Vậy, tại sao ngày nay có rất ít người mang họ Ái Tân Giác La, dù cuối thời hoàng đế Phổ Nghi, số lượng người của gia tộc này khá lớn? Hóa ra, hầu hết hậu duệ của Ái Tân Giác La đều đã đổi thành họ Kim. Họ chọn cách sống ẩn dật, lặng lẽ sau khi biết thời đại huy hoàng đã không còn và thời thế thay đổi.
Khi Phổ Nghi nắm quyền, số lượng người thuộc giới quý tộc Mãn Châu đã vượt quá con số 32 triệu. Nhưng sau khi vị hoàng đế này thoái vị, trong vòng chưa đầy vài năm, số lượng người thuộc quý tộc Mãn Châu chỉ còn khoảng 80.000 người. Vậy, họ đã đi đâu? Hóa ra họ đã nhanh chóng thay đổi tên họ thành người Hán.
Thay vì bỏ trốn ngay sau khi Phổ Nghi thoái vị, các quý tộc của triều đại nhà Thanh lại lập tức thay tên đổi họ giống với người Hán. Hóa ra việc làm này là có 3 nguyên nhân.
Thứ nhất, do ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi năm 1911 nhằm lật đổ nhà Thanh. Theo đó, sau khi nhà Thanh sụp đổ, nhiều quý tộc Mãn Châu tin rằng mục tiêu đầu tiên của chế độ mới là tấn công và trục xuất người Mãn Châu. Do đó, cách tốt nhất để tự cứu mạng là đổi lại tên họ.
Thứ hai, sau khi nhà Thanh thành lập, nhiều quý tộc của Đại Thanh trở thành "bá chủ" của người Hán. Khi nhà Thanh còn tồn tại, dân thường đương nhiên không dám chống lại cường quyền. Nhưng sau khi triều đại này sụp đổ, nhiều quý tộc Mãn Châu ngay lập tức trở thành mục tiêu bị tấn công. Do đó, đổi họ là cách giúp quý tộc Mãn Châu tránh được tai họa.
Thứ ba, nhiều người Mãn Châu đã bị Hán hóa. Theo đó, đến cuối triều đại nhà Thanh, dù có hàng triệu người Mãn Châu, nhưng hầu như rất ít người có thể nói được ngôn ngữ này. Sau nhiều năm rời xa đất tổ Mãn Châu, nhiều người đã bị Hán hóa, không khác gì người Hán. Mặt khác, thời thế đã khác, những quý tộc Mãn Châu buộc phải thay đổi họ để bắt đầu cuộc sống mới, mặc dù ban đầu gặp rất nhiều khó khăn.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, 163
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất