11/06/2011 07:15 GMT+7
(TT&VH Cuối tuần) - Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long - bộ phim lỡ hẹn 1.000 năm Thăng Long do tranh cãi thuần Việt - không thuần Việt có thể sẽ lên sóng VTV vào cuối tháng 6. Cùng trao đổi với TS xã hội học Trần Xuân Bình về việc này.
Một bộ phim lịch sử tốt nhất chỉ nên thực hiện khi tuân thủ những yếu tố lịch sử. Nên người nào, vật nào, thời kỳ nào, chỗ nấy. Mới đây, có bộ phim “kéo quân” đến Huế, mượn cảnh các lăng tẩm để sử dụng. Nhưng cảnh phim và bối cảnh không cùng thời kỳ. Như thế là hỏng. Phim về thời bao cấp gần đây lại cho diễn viên đeo những loại đồng hồ điện tử thời đó chưa hề có. Với những trường hợp như vậy, khán giả bình dân vẫn có thể thấy hay trong khi những người khác cương quyết cho rằng trái với lịch sử.
Phim hay bất kỳ loại hình nghệ thuật nào về lịch sử cũng vậy, nếu hướng tới các thang giá trị lịch sử thì phải tôn trọng những thang giá trị đó. Tôi chưa xem bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long, nhưng là một người dân, tôi muốn nó phải tôn trọng các giá trị lịch sử của kinh thành này. Thêm nữa, người dân xem phim lịch sử, ngoài để hiểu, còn để tự hào.
Chính vì thế, khi các giá trị lịch sử không được tôn trọng, phim thành coi thường khán giả. Không thể coi khán giả yếu kém đến mức không thể phát hiện ra sự thiếu tôn trọng giá trị lịch sử của người làm phim. Vì thế, nhà làm phim phải có cách nhìn hiểu biết. Nhà làm phim tái hiện lịch sử mà không tôn trọng lịch sử thì chả khác gì việc xúc phạm người xem. Chuẩn kiến thức là đâu, giới nghiên cứu kinh viện có thể nói được không nhiều thì ít. Chính vì thế, nếu giới nghiên cứu đã lên tiếng thì cũng cần xem lại.
Tất nhiên, có những bộ phim làm để kinh doanh. Nhưng làm phim để kinh doanh giá trị tinh thần của công chúng thì càng phải tôn trọng giá trị tinh thần của họ.
K.T (ghi)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất