Người Philippines ở nước ngoài lo lắng so số phận gia đình sau bão

12/11/2013 15:32 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Hệ thống điện nước bị phá hủy hoàn toàn do cơn bão Haiyan khiến nhiều người dân quyết định sử dụng ống kính camera để lại những lời nhắn gửi tới người thân đang ở nước ngoài.

Người cha bế con gái đã thiệt mạng do bão Haiyan

Trên đảo Leyte, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi cơn bão Haiyan, một người đàn ông được yêu cầu để lại một lời nhắn cho người thân ở nước ngoài.

"Tôi chi muốn nói rằng, Josie đã vĩnh viễn rời xa gia đình. Tôi không thể bảo vệ con giá khỏi cơn bão lớn chưa từng có trong lịch sử", người đàn ông nói với hãng thông tấn CNN với giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt. "Tôi đã không thể giữ được con bé. Tôi đã lạc mất nó do bão quá lớn. Thi thể của Josie đã nằm đây ba ngày qua".

Với việc thông tin liên lạc gặp phải gián đoạn nhiều ngày qua do ảnh hưởng của cơn bão Haiyan. Nhiều người Philippines đã quyết định gửi lại lời nhắn gửi qua ống kính truyền hình tới những người thân ở nước ngoài.

Một người khác gửi lại lời nhắn qua hãng thông tấn CNN: "Gửi đến người mẹ của những đứa trẻ ở Virginia, Justin và Ella đã thiệt mạng trong cơn bão. Chúng đều đã chết".

Số người Philippines sống ở nước ngoài tạm thời hoặc vĩnh viễn được ước tính khoảng 10,5 triệu người trong năm 2011, theo Ủy ban thống kê Philippines ở nước ngoài. Cộng đồng người Philippines đang sống và làm việc tại 217 quốc gia trên thế giới. Phổ biến nhất là ở Mỹ với 3,4 triệu người, Saudi Arabia với 1,6 triệu người và Canada với khoangrr 850.000 người.

Không ít người Philippines ở nước ngoài đã cố gắng tìm kiếm thông tin của người thân sau cơn bão Haiyan tràn qua trong ba ngày qua. Tại Saudi Arabia, Naicy Yu Bono cảm thấy nỗi buồn và sự sợ hãi khi cơn bão tàn phá quê hương của cô ở Tacloban. Hai cô con gái 8 tuổi có tên Rheinzi và 22 tuổi có tên Reanne đã mất tích sau do bão Haiyan.

"Lần cuối tôi nhận được tin tức về chúng là vào ngày thứ Sáu. Chúng gửi cho tôi tin nhắn từ ứng dụng Whatsapp nói rằng chúng cảm thấy sợ hãi do gió thổi mạnh". Naicy Yu Bono đã làm việc ở Saudi Arabia trong 6 tháng qua cùng với 680.000 lao động nhập cư. Giờ đây cô đang thu xếp để chuẩn bị trở về Philippines tìm kiếm người thân.

Hòn đảo Victory bị phá hủy hoàn toàn bởi siêu bão Haiyan

Một số người khác ở nước ngoài may mắn hơn. David Armstrong từ London nói rằng anh ta đã cố gắng liên lạc với người vợ ở thành phố Ormoc. May mắn đã mỉm cười với Armstrong khi gia đình anh vẫn an toàn ở Philippines nhưng 4 trong số 6 căn nhà thuộc sở hữu của gia đình đã bị tàn phá nặng nề. "Thành phố có tới 90% các tòa nhà bị hư hỏng nặng trong khi hệ thống điện và nước đã bị gián đoạn trong nhiều ngày qua. Tuy nhiên tôi cảm thấy may mắn rằng gia đình vẫn bình an vô sự".

Armstrong nói rằng anh ta sẽ cố gắng trở về Philippines càng sớm càng tốt để gặp lại gia đình trong khi chính quyền địa phương nói rằng điện nước có thể sẽ còn gián đoạn cho đến tháng 1 năm sau. "Chỉ còn một siêu thị mở cửa trong toàn thành phố trong khi dòng người xếp hàng dài để chờ mua thuốc men từ cửa hàng hiếm hoi còn mở cửa".

Tại Tacloban, phóng viên CNN Leo Udtohan mô tả những xác chết vẫn nằm rải rác trong thành phố. "Ngày càng nhiều xác chết dạt vào bờ gần cảng Tacloban trong những ngày qua. Những người chết được chôn cất vội vàng trong những ngôi mộ tập thể. Một số khác được chôn ở khu vực gần đường cao tốc".

Nguyễn Hồng Đăng
Theo CNN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm