Tâm thư Hoàng ‘ca’ gửi đến thế hệ bóng rổ trẻ Việt Nam

04/08/2018 06:31 GMT+7 | Bóng rổ

Được coi như một biểu tượng của bóng rổ không chuyên Hà Nội khi lên chơi ở VBA ngay từ mùa đầu tiên, Nguyễn Phú Hoàng nhanh chóng chiếm lấy trái tim người hâm mộ quả bóng cam Thủ đô với lối chơi tốc độ pha chút hoang dại, tinh quái của bóng rổ đường phố.

Từng là một cầu thủ trẻ, trải qua đủ thách thức trong quãng thời gian chơi bóng học đường khi còn du học tại Canada, hơn ai hết, tay ném Cantho Catfish hiểu được những thách thức mà thế hệ bóng rổ trẻ Việt Nam phải đối mặt.

Công nghệ càng hiện đại, các bạn trẻ càng lười

Ngày trước, khi Internet chưa phát triển, người yêu bóng rổ thường tận dụng những mối quan hệ xung quanh như những đàn anh chơi bóng lâu năm để tìm hiểu về bộ môn này.

Theo cá nhân cầu thủ sinh năm 1989, đó là một thế hệ ít điều kiện nhưng đam mê bóng rổ vô điều kiện: “Mình có cảm giác ngày trước thế hệ bọn mình ít điều kiện hơn nhưng lại chịu khó tìm tòi hơn. Từng là một người dạy bóng rổ cho các em nhỏ sáu bảy tuổi, mình hiểu được nhu cầu muốn tìm hiểu của các em và mong muốn nhận được hồi đáp của tất cả những câu hỏi trên MXH.

Chú thích ảnh
Phú Hoàng hiện thi đấu cho Cantho Catfish.

Nhưng vấn đề có rất nhiều câu hỏi buồn cười kiểu: Em cao X mét, liệu có thể chơi ở vị trí Y không? Những câu hỏi kiểu như thế nằm trong bước đầu khám phá bản thân khi tập chơi bóng. Muốn chơi bóng rổ tốt, trước hết phải tự khám phá bản thân mình mình thực sự thích chơi gì cái đã, vì chơi ở vị trí nào là cảm quan của từng người, không ai chỉ dạy được.

Trên mạng bây giờ đầy rẫy tài liệu, video để các em tham khảo. Nếu ngay ở những bước cơ bản như thế, các em không tự khám phá được, thì sau này, khi gặp nhiều trở ngại, các em sẽ không thể thích ứng nổi”.

Tâm lý khi chơi bóng: “Lớn nhỏ ai cũng là nạn nhân”

Bị tâm lý khi thi đấu là câu chuyện xuất hiện như cơm bữa trong các trận đấu thể thao, bóng rổ cũng không ngoại lệ. Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra, thậm chí có cả những ngành học thuật còn chỉ ra phương pháp để vượt qua được thách thức đó.

Đội trưởng Đạt Doc: 'Hanoi Buffaloes tự hào vì có những CĐV tuyệt nhất VBA'

Đội trưởng Đạt Doc: 'Hanoi Buffaloes tự hào vì có những CĐV tuyệt nhất VBA'

Đội trưởng Nguyễn Thành Đạt đã trấn an người hâm mộ sau khởi đầu không được như ý của Hanoi Buffaloes tại Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam (VBA) 2017. Đồng thời, anh luôn thầm cảm ơn tất cả vì luôn tạo nên không khí cuồng nhiệt ở mỗi trận đấu bóng rổ diễn ra tại NTĐ Bách Khoa.

Nhưng tay ném 29 tuổi không cho rằng có lời giải nào thực sự giải quyết được bài toán này. Anh cho rằng các VĐV thể thao, dù trẻ hay trưởng thành, luôn sống chung với tâm lý sợ hãi. Chỉ đơn thuần khi thi đấu nhiều họ dần quen và coi tâm lý giống như một “người bạn” trên sân. Lúc đó, phần tự tin mới được cải thiện.

“Ngay cả mình, dù đã chơi bóng lâu năm, nhưng không dám tự nhận là “cứng cỏi”. Tâm lý là thứ dù trẻ hay trưởng thành đều luôn gặp phải và không thể giải quyết triệt để. Nhiều cầu thủ thuộc dạng “cứng” trên sân không phải không bị tâm lý, mà bởi họ đã đối mặt với nỗi sợ quá nhiều đến mức chỉ còn chỉ biết học cách “sống chung với lũ”.

VBA 2018: Đôi công hấp dẫn, Saigon Heat giành thắng lợi cuối cùng

VBA 2018: Đôi công hấp dẫn, Saigon Heat giành thắng lợi cuối cùng

Trận derby Sài Gòn giữa Hochiminh City Wings by Jetstar và Saigon Heat đã cống hiến cho người hâm mộ một màn trình diễn đôi công hấp dẫn.Kết quả cuối cùng, đội bóng tận dụng cơ hội tốt hơn, Saigon Heat đã là người giành chiến thắng với tỷ số 100-79, qua đó, áp sát ngôi đầu bảng xếp hạng VBA 2018.

Bây giờ, với mình, tâm lý giống như một người đồng đội trên sân vậy. Do đó, lời khuyên của mình dành cho các bạn trẻ là hãy tìm kiếm cơ hội được chơi bóng và thi đấu nhiều hơn. Vì chỉ có thế, các em mới nhìn ra mình sai ở đâu để sửa. Và chỉ có thế, mới khiến tâm lý trở thành bạn được”.

Hãy chơi bóng vì thế hệ mai sau

Bóng rổ Việt Nam sau những ngày đầu phát triển lên mô hình chuyên nghiệp đang bước vào một giai đoạn vô cùng cam go. Làm thế nào để tiếp tục duy trì mức độ phủ sóng của bộ môn này là trách nhiệm không chỉ của những nhà chuyên môn mà còn của người chơi bóng.

“Mình luôn tâm niệm rằng phải chơi làm sao để khi các bạn trẻ nhìn vào, họ được truyền cảm hứng để dũng cảm lên sân mà bắt lấy quả bóng. Mình cũng muốn các bạn trẻ chơi sao cho đúng, cho thật tâm huyết, để đàn em của các bạn nhìn thấy bóng rổ là một môn thể thao có sức hút.”

Một cá nhân chơi bóng sẽ hình thành một tập thể chơi bóng xung quanh họ, một tập thể chơi bóng sẽ hình thành một cộng đồng chơi bóng xung quanh tập thể, nhiều cộng đồng chơi bóng sẽ hình thành một xã hội mà bóng rổ len lỏi vào từng con ngõ nhỏ.

Hoàng “Ca” muốn các bạn trẻ ý thức được rằng mình không chỉ đang chơi bóng cho bàn thân, cho sức khỏe, mà còn cho sứ mệnh phát triển của bóng rổ nước nhà.

TT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm