07/08/2017 11:01 GMT+7 | Trong nước
Hình ảnh những du khách nước ngoài ngồi ăn xin trên vỉa hè, góc phố trở nên phổ biến nhưng đầy "phản cảm" tại các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Nghèo đói, ốm yếu hay đơn giản là tìm cách sống sót qua cuộc sống thường nhật – là những lý do đẩy nhiều hoàn cảnh khốn khổ phải ngồi ngoài đường ăn xin. Tuy nhiên, gần đây, hiện tượng nhiều du khách phương Tây – với thể chất khỏe mạnh, tinh thần vui vẻ - cũng ngồi ngoài đường khi đến các nước Đông Nam Á xin tiền đơn giản để lấy kinh phí đi du lịch, đã khiến một bộ phận người địa phương cảm thấy nhức mắt.
Người dân địa phương các nước này cho rằng những vị khách đó đang lấy đi cơ hội, lấy đi tiền của những người cần giúp đỡ thực sự chỉ để phục vụ lợi ích cá nhân của họ.
Cô Maisarah Abu Samah – đến từ Singapore – đăng hai bức ảnh chụp lại khách du lịch đang rao bán bưu thiếp và chơi nhạc trên đường phố.
Thể hiện nỗi bức xúc của mình với trang báo France24, cô cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy hiện tượng như này và nó khiến tôi phải dừng lại. Đầu tiên, khi đến Singapore, bạn không thấy nhiều người bán hàng vặt hay chơi nhạc trên phố, vì chính quyền đã đưa ra các luật lệ quy định chặt chẽ hạn chế những hành vi đó. Và nếu như có người bán hàng rong hay biểu diễn nghệ thuật đường phố, họ cũng sẽ vào các khu trung tâm chứ không đứng gần trạm xe buýt như này”.
Maisarah giải thích thấy thực sự kỳ lạ khi xin tiền người khác để bạn được đi du lịch. Điều đó khiến hành động như ăn xin hay bán đồ trên phố trở thành không đứng đắn. “Những người thực sự cần tiền như mua đồ ăn, trả tiền học phí hay trả nợ, họ có thể xin ăn nhưng không phải để dành cho một thú vui xa xỉ”. Cô cho biết nhiều vị khách này kinh tế khá giả, vì họ còn mua cho mình được những nhạc cụ đắt tiền.
Trong khi đó, Louisa - một công dân Malaysia học kinh tế chính trị – cũng tỏ thái độ cho rằng du khách nước ngoài thường xuyên cảm thấy họ có thể hành động tùy theo ý thích khi đang đi du lịch một quốc gia Đông Nam Á. Cô chia sẻ: “Tôi muốn hỏi những người đó: Điều gì khiến họ nghĩ rằng những hành vi như thế này được coi là bình thường ở châu Á? Tại sao họ không làm như vậy khi ở nhà?”.
Thậm chí xu hướng “tây ba lô ăn xin” còn xuất hiện trên mạng Internet. Những người đó lập các trang web gây quỹ để yêu cầu mọi người đóng góp giúp họ đi du lịch “trải nghiệm những điều đầy ý nghĩa”.
Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất