31/12/2022 10:18 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Theo tỷ phú Inamori Kazuo, người tài giỏi thực sự không chỉ nhờ yếu tố bẩm sinh mà còn phải trải qua quá trình rèn luyện.
Inamori Kazuo là tỷ phú nổi tiếng người Nhật Bản, là huyền thoại của giới thương nghiệp và được xưng tụng là một trong "4 nhà quản lý kiệt xuất" xứ sở mặt trời mọc. 2 công ty do ông thành lập đều nằm trong danh sách Fortune 500. Ông còn là cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines và đã cứu hãng hàng không này khi hãng đang đứng trên bờ vực phá sản.
Để đạt được thành công và được công nhận với tên gọi “thần kinh doanh”, ông đã vượt qua nhiều khó khăn, không ngừng kiên trì, nỗ lực. Với ông, để trở thành một nhân tài thực thụ cần có những biểu hiện sau đây:
1. Có trình độ chuyên môn sâu
Trình độ chuyên môn là thuật ngữ đế đánh giá kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực cá nhân trong một lĩnh vực nghề nghiệp nào đó. Có 5 cấp độ của trình độ chuyên môn là: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và cao nhất là thạc sĩ, tiến sĩ. Nói cách khác, càng có trình độ chuyên môn cao, “điểm số”, vị trí của bạn trong công việc càng lớn.
Tuy nhiên, đây không phải là khả năng bẩm sinh mà mỗi người đều phải rèn dũa rất nhiều qua năm tháng thì mới đạt được trình độ “thượng thừa”. Chúng ta có thể nâng cao khía cạnh này mọi lúc, mọi nơi, học hỏi từ tất cả mọi người.
Ví dụ như trong công việc và học tập thường có câu “học thầy không tày học bạn”. Ta có thể quan sát cách làm của bạn bè, anh chị tiền bối và cấp trên để đúc rút thành kinh nghiệm bỏ túi cho riêng mình.
Trình độ chuyên môn cũng có thể nâng cấp qua sách vở, báo chuyên ngành hoặc mạng xã - những kho tàng kiến thức vô hạn, điều quan trọng là hãy biết chắt lọc thông tin đúng. Kỹ năng mềm cũng là cần thiết trọng bởi học mà không đi đôi được với hạnh thì cũng vô nghĩa. Bên cạnh đó, một điều quan trọng nữa là phải biết mình là ai, đang ở vị trí nào rồi đặt mục tiêu, kế hoạch cụ thể để phát triển bản thân, bồi dưỡng trình độ chuyên môn.
2. Luôn nhiệt huyết, sẵn sàng “bùng cháy”
Những người mang trong mình ngọn lửa nhiệt huyết, luôn sẵn sàng với công việc rất khác với những người chờ giao việc thì mới làm. Họ luôn thể hiện thái độ tích cực và nhận thức được những vấn đề cần giải quyết nên thường thực hiện hay làm xong nhiệm vụ trước cả khi được cấp trên nhắc nhở. Như tỷ phú Inamori Kazuo từng cho rằng: “Những người có thể tự mình "bùng cháy" sẽ bắt tay vào làm trước cả khi bản thân được giao việc, chứ không làm việc vì người khác bảo phải làm.”
Vậy làm thế nào để trở nên nhiệt huyết? Trước tiên, bạn nên có tinh thần cạnh tranh tích cực và có niềm đam mê với công việc. Một khi đã yêu việc mình làm, bạn tự khắc sẽ chuyển sang trạng thái “bùng cháy” vì luôn muốn phát huy trình độ của bản thân cũng như làm mọi cách để đạt được kết quả tốt nhất có thể.
Một cách khác là hãy gánh vác một nhiệm vụ nào đó trong công việc bạn đang theo đuổi. Bởi không phải ai cũng có lòng nhiệt huyết ngay từ khi bắt tay làm việc, nhưng khi tiến độ hoàn thành trách nhiệm của mình không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn đến cả một tập thể, ngọn lửa nhiệt huyết mới bùng cháy và đốc thúc bạn hành động.
3. Trở thành người làm việc ở “tâm xoáy”
Bất kể bạn làm gì, luôn cần đến sự hỗ trợ của cấp trên, cấp dưới và những người xung quanh. Mặt khác, để thúc đẩy công việc của công ty hoặc đội nhóm một cách suôn sẻ, cần một người đứng ra đóng vai trò trung tâm để đốc thúc, tạo động lực cho mọi người cùng hành động.
Những cá nhân chủ động tiên phong và thúc đẩy mọi người xung quanh làm việc nhanh gọn này được tỷ phú Inamori Kazuo gọi là “người làm việc ở trung tâm của vòng xoáy”. Ông đánh giá những người chỉ “a dua”, làm theo người khác thì rất khó cảm nhận được niềm vui trong công việc.
Cách để trở thành trung tâm là thực sự yêu thích công việc của mình. Vì nếu yêu công việc, ta sẽ không chỉ đơn giản làm theo chỉ đạo của sếp mà sẽ có luôn có sự thôi thúc “tạo lốc” để hoàn thành nhiệm vụ. Đây thực chất cũng là kiểu người "bùng cháy”, và những người như vậy có thể đạt được kết quả xuất sắc trong công việc và có cuộc sống phong phú hơn.
4. Có mục tiêu cao và có tinh thần chiến đấu hết mình
Nếu đặt mục tiêu rất thấp thì kết quả nhận được sẽ rất thấp và ngược lại, mục tiêu càng cao, cố gắng sẽ càng lớn, kết quả càng mỹ mãn. Ông Kazuo Inamoro cho hay, khi công ty điện tử khổng lồ Kyocera mới thành lập và còn là một doanh nghiệp quy mô nhỏ, ông đã nói với những đối tác đã làm việc về những lý tưởng lớn lao của mình.
Thần kinh doanh từng nói: “Tôi muốn đưa Kyocera trở thành công ty số 1 ở Haramachi rồi đến Nakakyo, Kyoto và rồi dần dần là số 1 Nhật Bản và số 1 trên thế giới”. Tham vọng lúc đó phải gọi là xa rời thực tế, như một giấc mơ. Dù vậy, ông vẫn tận dụng mọi cơ hội để chứng minh “một ngày nào đó tôi sẽ trở thành số một thế giới”.
Ông Inamoro Kazuo luôn nhấn mạnh: “Sống trọn vẹn hôm nay sẽ thấy được ngày mai. Làm việc chăm chỉ hàng ngày, hàng giờ. Thái độ đối với cuộc sống là quan trọng nhất". Kết quả là như chúng ta thấy, Kyocera đã trở thành một hãng công nghệ đa quốc gia và lọt top Fortune 500.
5. Phải có ý chí mạnh mẽ để vượt qua mọi khó khăn
Đặt mục tiêu của bạn càng cao càng tốt, và sau đó bạn sẽ tự khắc phải làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được mục đích lớn lao này.
Trong quá trình tiến đến vạch đích sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, khó khăn, muốn vượt qua những chướng ngại này cần ý chí bất khuất và sự nỗ lực, quyết tâm cao độ nhất có thể. Nói thì luôn dễ hơn làm, nhưng một khi ta “định giá” được mục tiêu của mình quan trọng như thế nào cho những chặng nhỏ của cuộc đời, ý chí của chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, cứng rắn hơn để không bị nản lòng mà tiếp tục cố gắng.
Sếp hỏi “thích thưởng Tết hay lương tháng thứ 13?": Ứng viên đưa ra câu trả lời EQ cực cao không phải ai cũng dám nóiĐăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất