05/06/2019 06:42 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Theo thông tin từ Công ty Leclere, trong hai ngày 13 và 14/6/2019 tới, tại Hotel des Ventes Drouot, 9 rue Drouot, 75009 Paris, sẽ diễn ra cuộc đấu giá gồm 300 lô, trong đó có một phần ba là hiện vật Việt Nam. Cụ thể: phiên đấu giá ngày 14/6/2019 lúc 14h30, Phòng 7, có tiêu đề Khi cá hoá long…
Nhân dịp này, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Romain Verlomme-Fried - giám định viên chuyên đề Châu Á của công ty Leclere.
* Thưa ông, ông nghĩ gì về độ bền vững thị trường tranh Việt? Tại sao?
- Thị trường nghệ thuật Việt Nam còn khá mới so với thị trường Trung Quốc hay Nhật Bản. Thị trường Nhật Bản đang suy giảm mạnh trong 10 nay. Nếu thị trường nghệ thuật Trung Quốc có xu hướng chậm lại sau nhiều năm điên cuồng đầu cơ vô tận, thì ngày nay đã trầm lại, sự chuyển nhượng được hình thành với lý trí và suy tín thậm chí là một cách khó khăn, cũng có thể là do nhiều sai lầm như tác phẩm giả mạo được thực hiện tràn lan từ chính người Trung Quốc.
Thị trường Việt Nam thanh thản hơn. Nó phát triển chủ yếu quanh trục của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Tài liệu lưu trữ cho phép chúng tôi xác minh việc sản xuất các trung tâm nghệ thuật này. Chắc chắn là nhờ điều này mà thị trường Việt Nam sẽ bền vững hơn các nước láng giềng.
* Ông có thể cho biết cách thức tuyển chọn tác phẩm để thiết lập một cuộc buôn đấu giá chuyên đề Châu Á?
- Nguồn cung cấp chính để chúng tôi xây dựng một vựng tập vẫn là các sưu tập lần lượt là người mua và người bán. Các mối liên hệ để bàn giao tác phẩm bán đấu giá của chúng tôi là 80% dân cư ngụ tại Pháp, nơi vẫn còn một nhóm đối tượng lớn từ sự hiện diện của người Pháp trên khắp khu vực châu Á trong quá khứ như đại sứ, lãnh sự, quan chức cấp cao trong quân đội và các giám đốc công ty đều đã mang về đồ vật từ chuyến đi của họ. Những ký ức này đôi khi là giai thoại và có những lúc khác đã trở thành kho báu ...
* Làm thế nào có thể giải thích sự thành công của một bức tranh này hơn một bức tranh khác? Tên tuổi họa sĩ này đánh giá cao hơn tên họa sĩ khác?
- Như trên thị trường châu Âu, chủ yếu là danh tiếng của nghệ sĩ đặt ra giá, cote của họa sĩ, nhà làm gốm, nhà điêu khắc, và được thiết lập giữa cung và cầu. Sự nghiệp của một nghệ sĩ, quá trình khổ luyện của người đó, kỹ thuật sáng tạo hoặc bối cảnh sản xuất có thể có ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của một tác phẩm.
Lấy ví dụ về Lê Thị Lựu (1911-1988), một nữ họa sĩ Việt Nam, là một trong số ít cựu sinh viên của Trường Mỹ thuật Đông Dương và là người phụ nữ đầu tiên vào trường. Việc bà thuyết phục được gia đình cho phép học tại Trường Mỹ thuật Đông Dương đã là một thành công lớn cho bản thân, bà là học sinh giỏi của Victor Tardieu, người đã so sánh phong cách của cô Lê Thị Lựu với Cézanne.
* Qua quá trình tiếp cận công việc, theo ông, nhà sưu tập nước nào có thể được cho là “chiếu cố” đến nghệ thuật Việt Nam?
- Nghệ thuật châu Á có một cái gì đó rất khác so với những khu vực trao đổi nghệ thuật khác, đó là 80% tác phẩm được mua đều trở về khu vực xuất xứ của nó; tóm lại hầu hết tất cả các giao dịch mua đều về Việt Nam hay về tay các nhà sưu tập châu Âu sống ở châu Á.
* Theo ông, dùng các kênh quảng cáo nào để đảm bảo khả năng hiển thị của vựng tập tác phẩm Việt Nam / Châu Á?
- Cuộc đấu giá sẽ được lan truyền, công bố trên các tạp chí chuyên ngành ở châu Âu, các danh mục có sẵn trên 5 đến 6 trang quốc tế (châu Âu, châu Mỹ, châu Á) và phiên đấu giá được phát trực tiếp trên toàn thế giới. Doanh số bán tác phẩm nghệ thuật của Drouot đạt vị trí thứ ba trên toàn thế giới. Công ty Leclere của chúng tôi là công ty thứ ba sau Aguttes và Maison Trouve. Chúng tôi dùng song ngữ Pháp - Việt trong cuộc buôn đấu giá.
* Ông có lời khuyên nào cho các nhà sưu tập Việt Nam về khả năng truy tìm nguồn gốc của bộ sưu tập của họ?
- Truy nguyên nguồn gốc là cốt lõi, là DNA của một bức tranh, lịch sử của nó, tiêu đề ban đầu, kỹ thuật của nó, các chủ sở hữu khác nhau của nó qua năm tháng, sẽ tích luỹ giá trị bản thân của một tác phẩm. Chúng tôi đang phát triển một hệ thống để có tất cả thông tin trong một cú nhấp chuột. Nhưng trước hết bạn phải giữ các tài liệu gốc, hóa đơn, hình ảnh, lời chứng thực và đừng ngần ngại đề xuất các tác phẩm trong triển lãm. Nó cũng là một dịch vụ mà chúng tôi có thể cung cấp cho các nhà sưu tập.
* Xin cảm ơn ông.
Bước nhảy vọt của tranh Việt trên thị trường Vào những ngày cuối tháng 5 vừa qua, phiên đấu giá Thế kỷ 20 và nghệ thuật đương đại diễn ra tại Christie’s Hong Kong (Trung Quốc) đã chứng kiến một bước nhảy vọt của giá tranh Việt trên thị trường quốc tế, với sự áp đảo của tranh Việt khi có tới 138/232 là tranh của các họa sĩ Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, phần lớn các tranh Việt đều được đấu giá thành công trong phiên đấu giá này. |
Vài nét về Nhà đấu giá Leclere “Đối với nhóm Nhà đấu giá Leclere, nghệ thuật không chỉ là một thị trường. Trên hết là một niềm đam mê được nuôi dưỡng hàng ngày với toàn bộ cộng đồng những người yêu thích nghệ thuật; một nơi cởi mở và sống động dành riêng cho nghệ thuật. Không chỉ là một nhà đấu giá đơn giản, trụ sở chính của chúng tôi trên đường phố Courdouan ở Marseille là một nơi sôi động và cởi mở để tôn vinh nghệ thuật và văn hóa. Các chuyên gia, học giả, nhà sưu tầm, nhà văn, người phụ trách bảo tàng, nhà nghiên cứu và tất nhiên các nghệ sĩ được mời mỗi tháng cho các cuộc họp, hội nghị hoặc các chuyến thăm với một mục tiêu: chia sẻ kiến thức và sự nhiệt tình của họ một cách tự do. Đối tác và người bảo trợ của nhiều hội nghị về lịch sử nghệ thuật, Nhà đấu giá Leclere, cũng hỗ trợ sáng tạo đương đại bằng cách thường xuyên tổ chức triển lãm và thậm chí là các nghệ sĩ cư trú… Kiên quyết cam kết với sự kiện Marseille Provence 2013, Leclere-Maison de Ventes có một mục tiêu: chứng minh rằng thành phố của chúng tôi không chỉ giàu có trong một di sản vô song mà đó là một trung tâm sáng tạo mới mở ra cho thế giới trong tương lai”. |
Trần Trung Sáng (thực hiện)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất