02/11/2022 16:07 GMT+7 | Đời sống - Phong cách sống
Khi nhìn thấy một cô gái trẻ xách túi hàng hiệu, bạn sẽ cảm thấy rằng tiền của cô ấy đang kiếm không trong sạch. Nhìn thấy một chàng trai trẻ tuổi lái xe sang, bạn sẽ cảm thấy anh ta nhất định là con cái của một nhà giàu có. Theo người Do Thái, kiểu suy nghĩ này rất không nên.
Trong quá khứ, người Do Thái từng phải gánh chịu những thảm họa khủng khiếp, họ không có quốc gia của riêng mình và sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Hơn một nghìn năm trôi qua, nhìn lại, rất nhiều người Do Thái đã trở thành những vĩ nhân của nhân loại. Ví dụ, “vua dầu mỏ” Rockefeller, nhà sáng lập Oracle - huyền thoại thung lũng silicon Larry Ellison, Einstein, Picasso, Freud, ...
Sau khi đọc kinh Talmud - cuốn bách khoa toàn thư mà người Do Thái nào cũng nằm lòng, ta càng khâm phục tài năng và trí tuệ của họ. Lý do tại sao người Do Thái có thể nổi bật trong mọi tầng lớp xã hội không phải vì họ vốn thông minh hơn người. Chính nền giáo dục ngay từ thời thơ ấu đã ảnh hưởng đến thế giới quan và phong cách làm việc của họ.
Dưới đây là tổng kết 3 điều người bình thường rất thường làm nhưng người Do Thái lại rất kỵ, mong các bạn có thể ép mình không làm để thoát khỏi tâm lý kém cỏi.
1. Trông mặt mà bắt hình dong
Trong cuộc sống, sai lầm chúng ta thường mắc phải là nhìn mọi người bằng cặp kính phiến diện, trông mặt mà bắt hình dong. Khi nhìn thấy một cô gái trẻ xách túi hàng hiệu, bạn sẽ cảm thấy rằng tiền của cô ấy đang kiếm không trong sạch. Nhìn thấy một chàng trai trẻ tuổi lái xe sang, bạn sẽ cảm thấy anh ta nhất định là con cái của một nhà giàu có. Kiểu suy nghĩ này rất không nên, nó không chỉ thể hiện trình độ học vấn của một người mà còn thể hiện thế giới quan của người đó.
Trong chương thứ 44 của Kinh Talmud - một biểu tượng của trí tuệ Do Thái, có nói: “Đừng ghét nghèo và yêu giàu, cũng đừng hiểu lầm về tiền bạc”. Mặc dù tiền tài không phải là tất cả, nhưng cứ cẩn thận ngẫm lại xem, có phải là đại đa số mọi người cả đời đều nỗ lực vì hai chữ này. Tiền tài có thể giúp gia đình bạn sống tốt hơn, giúp con trẻ được giáo dục tốt hơn và có nhiều nguồn lực hơn.
Có một câu ngạn ngữ mà người Do Thái thường nói: "Tiền bạc là bình đẳng, do đó, nhân cách cũng bình đẳng, mong muốn kiếm được nhiều tiền là điều tốt. Tiền bạc bình đẳng với mọi người, không phân biệt cao thấp".
Muốn giàu có trước hết nên bỏ quan niệm xưa cũ về tiền bạc, đừng nhìn nhận sai về người giàu, cũng đừng áp đặt một khuôn mẫu cho tất cả mọi người. Thay vào đó, chúng ta cần đặt mình vào vị trí của người khác, tìm hiểu cách người đó có được của cải và tránh đánh giá sự việc một cách mù quáng, phiến diện. Đặt tiêu chuẩn của bản thân lên người khác sẽ chỉ khiến bản thân ngày càng trở nên hạn hẹp hơn.
2. Chi tiêu không đúng chỗ
Người Do Thái thận trọng hơn khi tiêu tiền. Sự cẩn trọng của họ không phải là không nỡ tiêu tiền, mà là tiêu từng xu trong tay một cách chính đáng.
Giới trẻ ngày nay là tầng lớp rất chịu chi, nhưng lại thường không chi đúng chỗ. Một cậu sinh viên đắn đo mấy ngày mới quyết định mua một bộ tài liệu học tập giá một, hai trăm nghìn. Trong khi một người bạn khác bỏ ra cả triệu để đi hát một lần mà không chớp mắt. Bạn không muốn đầu tư vào công việc kinh doanh của mình, nhưng lại sẵn sàng chi tiêu để giải trí.
Trong kinh Talmud có nói: “Đừng nghĩ đến việc tạo ra biển cả, trước tiên phải bắt đầu bằng một dòng sông nhỏ”. Sự giàu có cũng như vậy, đừng luôn nghĩ đến việc kiếm tiền lớn mà bỏ qua những khoản tiền nhỏ. Nếu bạn không thường xuyên tích lũy và không biết cách đầu tư, ngay cả khi thu nhập hàng tháng của bạn trên cả 2-3 chục triệu, bạn cũng sẽ không tiết kiệm được bao nhiêu.
Mặc dù những người giàu trông có vẻ keo kiệt, nhưng họ luôn rõ ràng trong việc đầu tư của bản thân, bởi vì họ hiểu logic cơ bản của sự giàu có. Con người chỉ có thể dựa vào bản thân mình, càng nghèo càng phải có dũng khi bước ra bên ngoài, vì cơ hội luôn nằm ngoài vùng an toàn. Đó là lý do chúng ta luôn thấy người giàu lúc nào cũng bận rộn hơn người nghèo.
Tư duy này dẫn đến hiện tượng: người nghèo ngày càng nghèo và người giàu ngày càng giàu. Không phải chúng ta không được tiêu tiền, nhưng hãy giống như người Do Thái - biết cách tiêu tiền. Dùng tiền chủ yếu ở hai khía cạnh:
Đầu tư của cải: Tức là quản lý tài chính, thường được gọi là tiền sinh ra tiền.
Đầu tư cho trí não: Dù là ai, dù giàu đến đâu, nếu không biết đầu tư cho trí tuệ thì sự giàu có sẽ sớm ngày rời xa.
3. Không vun vén tư duy tài chính cho con cái mà chỉ cung cấp cuộc sống vật chất
Có thông tin cho rằng 10 trong số 50 người giàu nhất nước Mỹ là người Do Thái. Hơn nữa, thứ hạng của họ còn rất cao, điều này khiến nhiều người phải đặt ra một câu hỏi: Liệu có phải người Do Thái thực sự sinh ra đã có năng khiếu kinh doanh?
Câu trả lời tất nhiên là không.
Người Do Thái rất thích đọc sách và giỏi giáo dục trẻ em. Từ khi còn rất nhỏ, người Do Thái đã được dạy có cách nhìn đúng đắn về tiền bạc, thế giới.
Trong xã hội hiện đại, nhiều bậc cha mẹ mỗi ngày bận rộn đến mức chân không chạm đất. Về đến nhà, thấy con quấy khóc là đưa điện thoại cho con. Kỳ vọng của họ đối với con cái dường như chỉ cần chúng không khóc lóc hay quấy cha mẹ thì có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn.
Phương pháp giáo dục như vậy khó có thể mang lại cho những đứa trẻ tư duy kiếm tiền. Có một câu nói rất hay: cách cư xử của cha mẹ quyết định tương lai của con cái. Mỗi đứa trẻ đều là một thiên thần xinh đẹp, đừng vì thỏa mãn những đòi hỏi nhất thời của con mà làm ảnh hưởng đến tương lai của chúng.
Ánh Lê
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất