09/06/2024 16:08 GMT+7 | Văn hoá
Nhiều kiệt tác nghệ thuật bị đánh cắp, cướp bóc và mất tích chưa thể tìm thấy trong nhiều thập kỷ.
Từ Poppy Flowers của Vincent Van Gogh đến kiệt tác bị mất tích của Rembrandt - Christ in the Storm on the Sea of Galilee - cho đến những tác phẩm bị Đức Quốc xã cướp bóc của những họa sĩ như như Gustav Klimt, sự vắng bóng lâu ngày của những tác phẩm nghệ thuật này khiến người ta càng trông ngóng sự trở lại của chúng.
Những tội ác nghệ thuật hàng đầu thế giới
Năm 1969, những tên trộm đã đánh cắp tác phẩm Nativity with St. Francis and St. Lawrence - một bức tranh thời kỳ Baroque đầu tiên của họa sĩ người Italy Caravaggio.
Tuy nhiên, hiện nơi trú ngụ của bức tranh vẫn là một bí ẩn sau khi nó bị đánh cắp.
Mô tả sự ra đời của Chúa Jesus, tác phẩm đồ sộ cao gần 3m đã bị hai tên trộm tháo khỏi khung trong nhà thờ. Bức tranh rơi vào tay Mafia trên đảo Sicily.
Sau khi tội phạm nghệ thuật khét tiếng được Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ - Interpol và cảnh sát Italy điều tra, nó được cho là vẫn còn ở Sicily và có thể thu về khoảng 20 triệu USD (18,43 triệu euro).
Trong khi đó, 5 bức tranh trị giá hàng trăm triệu euro đã bị đánh cắp khỏi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Thành phố ở Paris vào năm 2010, bao gồm The Pigeon with Green Peas của Pablo Picasso, Pastoral của Henri Matisse và Olive tree near l'Estaque của Georges Braque.
Những bức tranh này cũng chưa bao giờ được tìm thấy - mặc dù tên trộm đã hầu tòa.
Vụ trộm chưa từng có ở Pháp được một quan chức thành phố mô tả là "một trong những sự kiện tồi tệ nhất đối với thành phố Paris, ngang tầm với vụ cháy Nhà thờ Đức Bà, làm rung chuyển cả nước Pháp và thế giới".
Bức tranh Caravaggio bị thất lạc từ lâu được đề cập ở trên nằm trong danh sách 10 tội ác nghệ thuật hàng đầu do FBI công bố, trong đó có cả các tác phẩm của bậc thầy người Hà Lan Van Gogh.
Ví dụ, bức tranh Poppy Flowers trị giá 55 triệu USD được Van Gogh vẽ năm 1887, đã bị đánh cắp hai lần từ Bảo tàng Mohamed Mahmoud Khalil ở Cairo (Ai Cập).
Lần đầu tiên vào năm 1977 trước khi nó được tìm thấy một thập kỷ sau đó, và lần sau là vào tháng 8/2010.
4 bức tranh của Van Gogh, Paul Cezanne, Edgar Degas và Claude Monet lần lượt bị đánh cắp vào năm 2008 từ một bảo tàng Thụy Sĩ trong vụ việc được mô tả là "một vụ cướp nghệ thuật ngoạn mục".
Những người đàn ông đeo mặt nạ và có vũ trang bước vào Bảo tàng Kunsthaus Zurich ở Thụy Sĩ và tháo bỏ những kiệt tác trước khi lên ô tô lên xe.
Thiết lập kênh cung cấp thông tin các tác phẩm bị đánh cắp
Thật may mắn cho những người yêu thích nghệ thuật, một số tác phẩm này đã tìm được đường quay trở lại với chủ sở hữu hợp pháp của chúng.
Những thủ phạm của vụ trộm Bảo tàng Dresden Green Vault năm 2019 - đánh cắp những món trang sức từ thế kỷ 18 trị giá hơn 113 triệu euro – đã bị đưa ra công lý vào năm 2023.
Trong số rất nhiều món đồ được tìm thấy có chuôi kiếm nạm kim cương nhưng một số có thể không bao giờ được nhìn thấy nữa.
Cựu luật sư Christopher A. Marinello đã thành lập Art Recovery International (ARI) có trụ sở tại Vương quốc Anh như một phương tiện giúp tìm được các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp, bị cướp phá và bị mất tích. Anh đã cung cấp thông tin để hỗ trợ việc thu hồi những viên ngọc Dresden.
Marinello nói rằng anh đã nhận được "một số lời khuyên từ nhiều nguồn khác nhau về nơi ở của những món đồ trang sức bị đánh cắp" và chuyển thông tin cho cơ quan thực thi pháp luật điều tra vụ án.
Marinello nói về chiến lược phục hồi của ARI: "Hầu hết công việc của chúng tôi bắt đầu khi các đồ vật bị đánh cắp và cướp bóc được rao bán".
Marinello giải thích: "Chúng tôi cố gắng ngăn chặn việc mua bán và thương lượng một giải pháp kín đáo với những người sở hữu và các nạn nhân" đồng thời nói thêm rằng các thỏa thuận dàn xếp ngoài tòa án được thương lượng như vậy sẽ tiết kiệm được "các vụ kiện tụng công khai tốn kém".
ARI gần đây cũng đã giúp trả lại các bản in của Andy Warhol trị giá 500.000 USD từ serie Endangered Species của nghệ sĩ pop-art.
Đầu năm nay, cảnh sát Tây Ban Nha cũng thu hồi được bức tranh của họa sĩ người Anh Francis Bacon bị đánh cắp từ một căn hộ ở Madrid vào năm 2015.
Trả lại tác phẩm nghệ thuật bị Đức Quốc xã cướp phá
Marinello cũng nhắm vào các tác phẩm nghệ thuật bị Đức Quốc xã cướp phá, bao gồm Myrto - tác phẩm của họa sĩ trang trí nghệ thuật người Ba Lan, Tamara De Lempicka. Bức tranh đã bị đánh cắp từ nước Pháp thời chiến.
Việc xác định vị trí những kiệt tác bị Đức Quốc xã cướp bóc này, nhiều tác phẩm đến từ các gia đình Do Thái và những người buôn bán nghệ thuật, thường rất khó khăn.
Marinello đang tích cực tìm kiếm tác phẩm nghệ thuật bị cướp bóc của các nghệ sĩ theo trường phái ấn tượng người Pháp Pierre-Auguste Renoir, Camille Pissarro và Edgar Degas. Anh cho biết:
"Những người cố tình sở hữu các tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp hoặc bị Đức Quốc xã cướp bóc không có chút đắn đo hay khuynh hướng đạo đức nào trong việc trả lại tài sản của người khác".
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất