28/03/2023 00:01 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Dù được người quen giới thiệu vào thẳng vị trí trưởng phòng, cô gái vẫn bị đuổi việc sau 1 năm. Nguyên nhân hóa ra không phải vì năng lực mà vì 1 lỗi EQ mà rất nhiều dân văn phòng mắc phải.
Bài viết của tác giả Vương Lập Bình đăng trên nền tảng Toutiao (Trung Quốc)
Việc lương cao nhờ quan hệ cũng không dễ dàng
Năm 2021, tôi vẫn đang là nhân viên mua hàng tại một công ty ở Thâm Quyến (Trung Quốc) với mức lương ổn định nhưng đến cuối năm, công ty lại chuyển trụ sở. Vì quá xa nhà, không tiện mang theo con nhỏ nên tôi buộc lòng nghỉ việc. Khi tôi vẫn còn đang bối rối vì chưa tìm được việc làm thì một người bạn học của chồng giới thiệu cho tôi vị trí trưởng phòng mua hàng tại một nhà máy.
Lần đầu tiên nghe thấy vị trí này, tôi hơi sợ vì dù đã làm công việc thu mua 8 năm, tôi vẫn chỉ là nhân viên chưa có kinh nghiệm quản lý. Chồng tôi an ủi rằng chỉ cần qua nói chuyện với giám đốc nhà máy, mọi thứ đều có thể thương lượng. Nhà máy này có hợp tác với Foxconn, Goertek và Everwin, quy mô tầm 500 nhân viên.
Ông chủ rất niềm nở đón tiếp, ngay lập tức cảm thấy hài lòng về ý tưởng tôi đề xuất cho việc tối ưu hóa chi phí mua và quản lý nhà cung cấp. Ngay hôm sau tôi nhận được cuộc gọi của nhân sự thông báo rằng tôi đã được nhận, mức lương và thưởng cả năm là 350.000 NDT (gần 1,2 tỷ đồng). Nghe mức lương này, tôi phấn khích đến mức không nói nên lời nhưng cũng sợ mình sẽ không làm được việc.
Sau khi đến công ty, ngày nào tôi cũng làm việc trong tâm trạng run sợ vì sợ người khác biết mình vào nhờ quan hệ nên phải thường xuyên chăm chỉ tăng ca. Tôi tự nhủ mình phải cẩn thận để không làm mất mặt cả chồng và bạn của chồng. Tôi biết nếu không phải nhờ quan hệ, tôi sẽ không thể có vị trí này bằng chính năng lực của mình.
Kể từ khi trở thành nhân viên chính thức, tôi mới hiểu vì sao vị trí này có lương cao như vậy, đó là bởi nó cực kỳ áp lực. Giám đốc thường không thanh toán đúng hạn cho phía nhà cung cấp, áp lực từ nhà cung cấp lại trực tiếp đổ lên đầu tôi. Ngày nào họ cũng gọi điện yêu cầu tôi thanh toán gấp, có người còn đến tận văn phòng chúng tôi ngồi đợi.
Sếp lại yêu cầu tôi tìm cách “hoãn binh” cho đến thời điểm thích hợp để thanh toán vì đó là nhiệm vụ của một trưởng phòng thu mua. Nhiều yêu cầu khó nhằn khác của ông chủ tôi cũng phải tìm cách giải quyết còn ông chủ thi liên tục nhắc về việc tôi phải làm việc xứng đáng với mức lương mình nhận được.
Môi trường công sở, thận trọng chính là “kim chỉ nam”
Bất mãn của tôi chỉ lên đến đỉnh điểm sau 1 năm làm việc. Ngân sách cho bữa tiệc cuối năm lớn nhưng lại chỉ tổ chức sơ sài trong nhà ăn trong nhà máy. Các phần quà dành cho nhân viên cũng vô cùng khiêm tốn trong khi công ty nhận được nhiều quà lớn khác từ nhà cung cấp.
Giữa tháng 2, một đồng nghiệp mời tôi đi ăn tối. Người này chính là trưởng phòng mua hàng nhiều năm trước nhưng sau đó đã chuyển sang phòng hành chính. Cuộc gặp rất vui vẻ, tiện đường nên tôi hỏi thời điểm công ty phát thưởng cuối năm. Đồng nghiệp ngạc nhiên: "Thưởng cuối năm ở đâu ra? Chúng tôi chưa bao giờ nhận được tiền thưởng cuối năm trước đây”.
Lúc mới vào làm phòng nhân sự nói rõ là cuối năm sẽ có thưởng, mỗi nhân viên nhận 14 tháng lương 1 năm. Nghĩ đến đây, trong lòng tôi rất tức giận, bèn nói: “Giám đốc quá keo kiệt, tính toán chi li từng đồng như một ông già”. Tôi tiếp tục than thở với đồng nghiệp, phàn nàn chỗ này chỗ kia từ sếp đến công ty, trút bao đắng cay tôi giữ trong lòng bất lâu nay. Sau khi nói chuyện cả tối hôm đó, tâm trạng tôi rất vui.
Thứ hai, khi vừa ngồi xuống chỗ tại văn phòng tôi nhận được tin sếp gọi tôi lên phòng Giám đốc. Lúc gõ cửa bước vào, tôi cảm thấy bầu không khí không ổn. Sếp cúi gằm mặt yêu cầu đóng cửa lại, tôi vừa run vừa hồi hộp tự hỏi mình đã làm sai điều gì.
Đợi một lúc, ông chủ mới tháo kính xuống: "Tôi nghe nói gần đây rằng cô Vương rất bất mãn với công ty và tôi, còn gọi tôi là ông già”. Tôi vừa nói không có chuyện đó, sếp liền lên giọng: “Nghĩ kỹ lại, tối hôm qua cô Vương đã nói những gì? Sao lại quên nhanh như vậy?”
“Tôi tuyển cô Vương vốn là vì nể mặt anh Lý, dù cô không làm việc quá tốt nhưng xét đến việc cô được bạn tôi giới thiệu, tôi vẫn giữ cô ở lại làm việc. Cô Vương không những không biết ơn mà còn phàn nàn, bất mãn. Tôi đã nghe cô Trần nói hết rồi, cô Vương còn mặt mũi nào ở đây làm việc không?”, giám đốc giận dữ nói.
Cô Trần mà ông chủ nhắc đến chính là người đồng nghiệp đã ăn tối với tôi tối qua. Không ngờ tôi lại bị chính đồng nghiệp tôi tin tưởng phản bội. Khoảnh khắc rời công ty, tôi nhận ra rằng lòng người thật khó lường. Đồng nghiệp họ Trần lại chính là người thay thế vị trí của tôi.
Qua câu chuyện của mình, tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người khi làm việc trong môi trường công sở, bạn phải có ý thức về những gì bạn có thể nói và những gì bạn không thể nói. Bạn không thể biết những điều bạn nói khi nào sẽ đến tai sếp. Dù bất mãn, tốt nhất vẫn không nên cùng đồng nghiệp thảo luận những thiếu sót của công ty và nói ra những lời nhận xét tiêu cực về lãnh đạo.
Đồng nghiệp ở chỗ làm mới đã nhắc tôi rằng việc không kiểm soát được cảm xúc của bản thân, không suy nghĩ đến hậu quả sau trong hành động của mình chính là biểu hiện của người EQ thấp. Không nên vì những bộc phát như vậy mà ảnh hưởng đến công việc của bản thân, có những hành động của lãnh đạo người làm nhân viên không thể hiểu hết được mục đích. Trong tương lai, tôi chắc chắn sẽ thận trọng trong lời nói và hành động của mình nơi công sở vì chỗ làm cũ đã là bài học khiến tôi hối hận vô cùng.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất