23/03/2023 14:59 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Ứng viên đã đưa ra câu trả lời kiên quyết, thể hiện trình độ EQ cao khiến người tuyển dụng một phen "tím mặt".
Phỏng vấn xin việc luôn là một nan đề đối với mọi người, cho dù là người đã có kinh nghiêm "lăn lộn chốn công sở" bao nhiêu năm thì vẫn không tránh khỏi nỗi ám ảnh với 2 chữ "phỏng vấn".
Bởi vì khi phỏng vấn, ngoài những câu hỏi trực tiếp về phương diện kinh nghiệm chuyên môn ra, thì thời nay các nhà tuyển dụng còn đưa ra nhiều câu hỏi hốc búa để "bẫy" ứng viên. Trả lời đúng thì bạn sẽ được cộng thêm điểm, trả lời sai thì chắc chắn sẽ bị đánh rớt ngay.
Tôi có một người bạn gần đây có đi phỏng vấn và đã vượt qua bài kiểm tra sơ yếu lý lịch. Nhưng khi đến khi tưởng chừng buổi phỏng vấn sắp kết thúc một cách thành công thì đột nhiên nhà tuyển dụng lại hỏi anh ấy một câu rất kỳ lạ, rằng: "Nếu cho bạn 3,5 tỷ, bạn có bán bí mật của công ty không?"
Khi đó, bạn tôi nghe xong cảm thấy câu hỏi của nhà tuyển dụng không thực tế nên đã lập tức đặt câu hỏi ngược lại với họ, rằng: "Câu hỏi mà các anh đưa ra quá mang tính giả thuyết, tôi chỉ ứng tuyển vị trí nhân viên bình thường, có thể còn không biết được bí mật gì của công ty."
Hầu hết mọi người có lẽ đều nghĩ rằng trả lời như thế sẽ tỏ ra mình là một người có chính kiến, tư duy rất hiện đại. Nhưng hoàn toàn không phải thế. Sau khi nhà tuyển dụng nghe xong, liền nói với anh ấy: "Tôi xin lỗi, bạn không phù hợp với công ty của chúng tôi, hãy tìm một công việc khác."
Người bạn nghe xong liền thất vọng ra về. Khi anh ấy kể với tôi về chuyện này, anh ấy còn nói: "Những nhà tuyển dụng bây giờ thật kỳ lạ, toàn đặt các câu hỏi giả thuyết. Đừng nói đến bí mật kinh doanh, tôi chỉ là một nhân viên bình thường thôi, đến ngay cả tiền lương của mình mỗi tháng có bị khấu trừ hay không còn không biết thì làm sao có thể biết được bí mật kinh doanh, thật là buồn cười. Không làm công ty đó cũng chẳng sao!"
Người thông minh sẽ không bao giờ trả lời như thế, dù có mích lòng người bạn ấy nhưng tôi vẫn phải thành thật rằng nó là như vậy. Đúng là nhân viên bình thường thì không thể biết được bí mật kinh doanh của công ty, nhưng chính những câu hỏi quái gở này sẽ giúp các nhà tuyển dụng khai thác được một phần nhu cầu và tính cách của ứng viên.
Khi đối mặt với dạng câu hỏi này, để có thể thu phục được lòng của các nhà tuyển dụng, chúng ta nên áp dụng theo 3 quan điểm sau.
1. Sẽ không phủ nhận tính xác thực trong các câu hỏi của nhà tuyển dụng
Sở dĩ nhà tuyển dụng đặt những câu hỏi kỳ lạ như vậy, chung quy cũng đều có nguyên nhân của nó. Vì vậy khi trả lời câu hỏi, bạn không được nghi ngờ tính xác thực trong câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Tuyệt đối không được nói rằng đó là một câu hỏi giả thuyết, và cũng đừng đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng, nếu không họ sẽ nghĩ rằng bạn đang nghi ngờ chỉ số EQ của họ, điều này sẽ gây bất lợi lớn cho điểm số của bạn trong mắt họ. Trong các buổi phỏng vấn, ngoài kiến thức và năng lực ra thì thái độ cũng chiếm một phần quan trọng không kém. Đừng cứ tỏ ra mình là người thông minh tuyệt đối, trong một số trường hợp bất ngờ, chúng ta cần phải biết giữ thái độ tôn trọng nhà tuyển dụng, không phải cái gì cũng nên nói thẳng mặt.
2. Đừng nói đạo lý với nhà tuyển dụng
Đối mặt với dạng câu hỏi này, cho dù câu trả lời của bạn là có hay không, thì cũng đừng bao giờ nói đạo lý hay "dạy đời" nhà tuyển dụng, trừ khi là bạn chắc chắn mình có thể nói thắng họ. Cũng như quan điểm trên, thái độ trong một buổi phỏng vấn là rất quan trọng.
Khi xưa, vào thời Chiến Quốc, triết gia Mạnh Tử từng đến nước Tề với mong muốn chỉ dạy Tề Vương trở thành một vị vua lấy đức phục dân. Nhưng cũng vì thái độ quá kiêu căng mà đã bị Tề Vương quăng cho một mớ tiền sau đó đuổi khỏi nước Tề. Mạnh Tử khi đó còn xúc động nói một câu: "Điều tối kỵ của con người là thích làm thầy của người khác."
Chẳng ai thích mình bị dạy đời, huống chi mỗi người đều có tư tưởng khác nhau. Nếu bạn muốn lý luận chỉ để nói ra tiếng nói của mình thì không sao, nhưng tuyệt đối đừng cố ý áp đặt tư tưởng của mình lên người khác, như vậy sẽ rất dễ bị đối phương chán ghét.
Trong một buổi phỏng vấn, nếu được đặt câu hỏi, bạn chỉ cần trả lời có hoặc không, sau đó nói ra cách nghĩ của bạn là được.
3. Đừng thiếu nguyên tắc và giới hạn
Khi trả lời câu hỏi, bạn phải bám sát nguyên tắc và giới hạn của mình, ví dụ như nếu bạn trả lời là có, thì bạn phải nói ra lý do tại sao bạn quyết định làm vậy. Còn nếu bạn nói không, bạn cũng nên nêu rõ lý do tại sao bạn sẽ không làm vậy, chẳng hạn như nguyên tắc sống, lòng trung thành với công ty, hoặc bảo vệ lợi ích của công ty, v.v..
Tuyệt đối đừng loạng choạng, bắt đằng đông chụp đằng tây. Nếu làm thế, thứ nhất bạn sẽ không trả lời được câu hỏi của nhà tuyển dụng, thứ hai là sẽ khiến họ cảm thấy bạn là một người không có lập trường và trí tuệ, cũng như năng lực làm việc.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất