25/04/2015 21:00 GMT+7
Cả “biển” thông tin ấy đặt người trẻ trong vòng xoáy loay hoay đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi kiểu như: Thế nào là đúng? Thế nào là sai? Phải làm thế nào?,...
Đúng, chúng ta đang chịu quá nhiều luồng thông tin, và rộng hơn, là sức ép của một thế giới đang không ngừng đổi thay. Bạn cũng phải thay đổi, nếu không cuộc sống sẽ áp đặt sự thay đổi lên bạn.
Thay đổi thế nào đây?
Từ khi xã hội loài người hình thành, đến thời Hy Lạp cổ đại, luôn luôn tồn tại những vấn đề xoay quanh đạo đức và pháp luật. Xã hội muốn tồn tại phải xây dựng được những phẩm chất tốt đẹp cho công dân như: biết hành động theo lẽ phải, biết cảm thông và chia sẻ với người khác, biết và nhiệt tình với việc chung. Những giá trị đó tuy bất biến nhưng lại là nền tảng cho những thay đổi, giúp xã hội tiến lên.
Dẫn chứng không đâu xa, lời “kêu cứu” cây xanh được cất lên từ những người trẻ; câu chuyện bạn trẻ Nguyễn Bá Hải tìm tòi làm ra kính mắt cho người mù, chuyện tài năng khoa học trẻ Việt Nam Phan Minh Liêm với “Công trình nghiên cứu gene tiêu diệt tế bào ung thư” nổi tiếng ở Mỹ, bạn Tráng A Pap với sáng kiến đắp con đường kết nối đồng bào ở vùng xa với Trung tâm xã,...
Xuất phát từ những mong muốn đóng góp cho công đồng mà nhiều bạn trẻ đã làm nên sự thay đổi lớn lao.
Người trẻ có năng lượng dồi dào để thay đổi.
Chúng ta chỉ sống một lần tuổi thanh xuân. Đó là một tài sản quý giá trong đời, nhưng tuổi thanh xuân ấy đáng quý và có ý nghĩa đến đâu còn tùy thuộc vào việc chúng ta sống mỗi ngày như thế nào.
Tạ Bích Loan
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất