14/02/2023 17:52 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Số phận của một người thường ẩn chứa trong lời nói và việc làm của anh ta. Những người nói không suy nghĩ sau cùng sẽ phải trả giá đắt cho những lời nói của mình.
Quỷ Cốc Tử có từng nói một câu như này: "Cái miệng là cánh cửa của trái tim."
Con người ta khi giao tiếp với nhau, đặc biệt là khi nói chuyện, thường là khi có thể thấy được nhân phẩm và tố chất của một người.
Người có nhân phẩm tốt, trình độ văn hóa cao thường để ý tới cảm nhận của người khác, những lời nói ra có thể khiến người nghe cảm thấy thoải mái.
Tuy nhiên trong thực tế, lại có những người không bao giờ để tâm tới người khác, nói chuyện không biết giữ kẽ, nói lời không có suy nghĩ, nghĩ gì nói nấy, chưa đặt mông đã đặt mồm.
Có ba vấn đề mà những người như vậy thường hay xoay quanh, và nếu bạn có quen biết những người như vậy, cố gắng đừng thâm giao, nhanh chóng tránh xa càng sớm càng tốt.
01
Thị phi ân oán của người khác
Trong một chương trình truyền hình thực tế nước ngoài có tên "Trạm bảo vệ tình yêu", có một cặp tình nhân như này.
Người bạn gái tên Khiết là người có gì nói nấy, người bạn trai tên Long cho rằng đấy là bản tính của cô ấy, vì vậy bình thường cô ấy nói nhiều, bàn luận chuyện thị phi của người khác, vì thấy cũng không quá liên quan tới bản thân nên Long cũng chỉ ậm ừ nghe cho có.
Sau khi tốt nghiệp đại học, họ vốn dự định sẽ kết hôn nên đã cùng về nhà của Long.
Lần đầu tiên cả nhà ngồi ăn cơm với nhau, Khiết sau khi nhìn mặt anh rể đã tỏ ra vô cùng kinh ngạc rồi trực tiếp nói: "Người đàn ông này có tiểu tam, em từng gặp rồi."
Thì ra hôm đó Khiết đi dạo phố, thấy anh rể của Long đi cùng một cô gái trẻ, họ thân mật nắm tay rồi cùng nhau bước vào quán rượu.
Về chuyện này, chị của Long thực ra cũng sớm đã biết từ lâu, trên thực tế, hôn nhân của họ sớm cũng chỉ là hữu danh vô thực.
Nhưng người nhà hoàn toàn không biết chuyện này, họ bất ngờ nhìn Khiết, Long lúc đó khá gượng gạo, vội vàng ra hiệu, sợ cô lại nói thêm điều gì khó nghe hơn.
Nhưng, Khiết lại chẳng hiểu ý bạn trai, trước mặt người nhà Long, như một thẩm phán, cô đối chất với anh rể của Long, còn khuyên chị gái của bạn trai đừng tiếp tục sống với người như vậy, mau chóng ly hôn.
Một bữa ăn gia đình vốn vui vẻ, bị những lời nói của Khiết phá hỏng không khí, chị gái và anh rể của Long vì không chịu được ánh mắt của người nhà, cũng đã làm thủ tục ly hôn vào tuần sau đó.
Cuộc sống có lẽ có không ít những người như Khiết, họ thường thích xen vào chuyện của người khác, có những chuyện đáng lẽ ra nên giữ ý giữ tứ, nhưng lại luôn cái miệng nhanh hơn cái não, đó không gọi là thẳng thắn, đó gọi là vô duyên.
Người thẳng thắn là người có gì nói nấy, là người lương thiện, những lời họ nói ra sẽ không làm tổn thương tới người khác.
Còn người thích làm loạn lại luôn là người thích nhìn nhận vấn đề từ góc độ của mình, chỉ cần có điều gì đó không giống như ý họ, họ lập tức sẽ trở nên bất mãn.
Thâm giao với những người như vậy, sau khi thân thiết, e là nếu chẳng may làm phật lòng họ, bạn cũng chưa chắc đã được bình yên.
02
Tọc mạch chuyện riêng tư của người khác
Những chuyện riêng tư của người khác, dù biết cũng đừng tùy tiện nói, biết cách giữ thể diện cho người khác, chính là đang giữ nhân duyên cho chính mình.
Ai ai cũng có những điều khó nói, không muốn quá nhiều người biết, nhưng có những người, xem việc đem chuyện nhà người khác ra để bàn tán là chuyện vui.
Có một blogger từng chia sẻ một câu chuyện như này, hôm đó là môt buổi họp lớp.
Lớp cũ của họ sau khi ăn đã tới một phòng karaoke, một người bạn nữ bỗng nhiên hỏi bạn nam ngồi cạnh mình:
"Hai tháng trước tớ thấy cậu đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng, lúc đấy tớ có gọi nhưng sao cậu không trả lời?"
Người bạn nam nghe xong không trả lời, người hiểu chuyện đều biết anh ấy không muốn bàn tới chủ đề này, nhưng người bạn học nữ vẫn cười rồi nói: "Có phải cậu đi khám trĩ hay không?"
Đúng lúc đang đổi bài hát, cả phòng bỗng im lặng như tờ, từ "trĩ" ngay lập tức lọt vào tai mọi người.
Người bạn nam hình như bị nói trúng, mặt liền đỏ lên, người bạn học nữ vẫn chưa ý thức được điều gì đó, tiếp tục nói:
"Thực ra bệnh trĩ cũng nhiều người bị mà, chồng tớ cũng bị, ngày xưa chữa trị ở bệnh viện này cũng tốt lắm, để về tớ gửi cho cậu địa chỉ bệnh viện đó nhé."
Người bạn nam từ đầu tới cuối không hề đáp lại, một lúc sau, anh ấy lấy cớ có việc đi về trước.
Lớp trưởng là người tập hợp mọi người lại trong buổi liên hoan này, cậu ấy nói sau này không dám rủ người bạn nữ kia nữa, tránh sự việc như ngày hôm nay xảy ra. Chẳng thể nghờ hơn 20 năm trôi qua rồi, nhưng tính cách nói chuyện không biết điểm dừng của cô bạn đó vẫn chưa thay đổi.
Nói chuyện riêng tư của người khác, mặc dù không có ác ý, nhưng ranh giới với sự vô duyên lại rất mỏng manh.
Chơi cùng với những người như vậy, trừ khi có một tinh thần thép, hay có năng lực thoát khỏi được những tình huống gượng gạo, nếu không thì tốt nhất vẫn nên vạch ra một ranh giới nhất định với họ.
03
Phàn nàn và oán hận của bản thân
Trên mạng có một cụm từ khá phổ biến có tên "tư duy kẻ bị hại".
Đại ý muốn nói có người mang tư duy như vậy, luôn nghĩ mình là kẻ yếu, sau khi vấn đề xảy ra, họ có thói quen đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh, môi trường xung quanh.
Họ xem cảm nhận của mình quan trọng hơn bất cứ điều gì khác, chịu một chút ấm ức thôi sẽ lập tức tìm người để trút, mong muốn cả thế giới đều tới an ủi họ.
Ly, một người bạn của đồng nghiệp Phi là một người như vậy. Ban đầu, Phi thấy Ly tuy khá nhạy cảm, tâm hồn mỏng manh, nhưng vẫn chơi được.
Có một lần Ly bị cấp trên quở mắng, Phi biết chuyện đã tới an ủi, không ngờ lại bị giữ lại nghe cô ấy "trút bầu tâm sự" hơn cả tiếng đồng hồ.
Nội dung của cuộc tâm sự phần lớn đều là khách hàng khó tính, cấp trên không hiểu, đồng nghiệp không ăn ý, cuộc nói chuyện chỉ toàn những lời phàn nàn, nhất định không chịu để Phi đi.
Trải qua lần đó, Ly cảm thấy người bạn Phi này không tồi, kể từ đó về sau, mỗi khi gặp chuyện gì đó không vui, từ chuyện công việc tới cả những vấn đề cá nhân, cô ấy đều tìm Phi để chia sẻ.
Một buổi tối nọ, khi ấy đã là hơn 11h, phi khó khăn lắm mới dỗ được con ngủ, Ly bỗng gọi điện thoại tới, nói mình vừa cãi nhau với bạn trai, vừa khóc vừa trách bạn trai không biết trân trọng những cái hay cái tốt của cô ấy.
Phi lúc đó đang khá buồn ngủ, gợi ý Ly ngày mai nói chuyện tiếp. Nhưng cô bạn Ly vẫn không hiểu ý, vẫn tiếp tục nói chuyện, Phi cuối cùng không nhịn được nữa đành tự tắt máy trước.
Sau này, Phi dần giữ khoảng cách với Ly, cô cho rằng Ly luôn chỉ đặt bản thân lên trước, không để ý tới cảm nhận của người khác, hơn nữa, cả ngày phải nghe Ly phàn nàn cũng khiến tâm trạng của bản thân không vui.
Có người nói: "Bạn lựa chọn chơi với ai, điều này vô cùng quan trọng, trong vô thức, họ sẽ ảnh hưởng đến thái độ sống và quan điểm nhìn thế giới của bạn."
Thường xuyên bày ra cảm xúc tiêu cực trên mặt, những phàn nàn và bất mãn trên miệng, ở cùng với những người như vậy, lâu ngày, chúng ta cũng sẽ bị lây nhiễm và trở nên tiêu cực.
Lựa chọn ở cùng ai sẽ quyết định bạn có một cuộc sống ra sao. Học cách ở gần những người có năng lượng tích cực, và chúng ta sẽ trở nên tích cực và lạc quan hơn dưới tác động của tai và mắt.
04
La Mã cổ đại có một câu ngạn ngữ như thế này: "Mỗi người đều là người tạo ra số phận của chính mình."
Số phận của một người thường ẩn chứa trong lời nói và việc làm của anh ta.
Những người nói không suy nghĩ sau cùng sẽ phải trả giá đắt cho những lời nói của mình.
Đối với những người như vậy, tốt nhất là hãy tránh xa, và cũng hãy học cách tự bảo vệ mình, hãy biết bày tỏ quan điểm, kịp thời cho thấy giới hạn của bản thân, tránh để bị họ tác động, đưa mình vào thế bị động, lúng túng.
Trong giao tiếp, đừng ăn nói tùy tiện, cũng đừng để cảm xúc lấn át. Mong rằng tất cả những cuộc gặp gỡ trong tương lai đều tốt đẹp, tất cả những người bạn kết giao đều là bạn tốt!
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất