17/06/2012 19:40 GMT+7 | Bảng D
(TT&VH) - Đã có sự lo lắng khi Wayne Rooney bị treo giò. Nhưng ở trận thắng Thụy Điển, hàng công tuyển Anh đã chơi cực tốt. Thậm chí bây giờ, người ta cho rằng, Rooney đang trở thành người thừa.
Vắng Rooney, Roy Hodgson buộc phải gọi rất nhiều những cái tên như Jermain Defoe, Danny Welbeck hay Andy Carroll. Không ai trong số ba cái tên trên so bì được với Rooney ở mọi phương diện, nên tâm trạng âu lo bao trùm những người yêu mến Tam sư là điều dễ hiểu. Trận hòa 1-1 trước ĐT Pháp trong ngày ra quân càng khiến những nghi ngại về hàng công lớn hơn bao giờ hết.
Tuy vậy, hàng công của ĐT Anh đã dập tắt nhanh chóng những nghi ngại đó và khiến không ít người bất ngờ về sự tiến bộ trong trận đấu thứ hai gặp ĐT Thụy Điển. Cặp tiền đạo Welbeck - Carroll đã có một ngày tỏa sáng rực rỡ. Nhắc đến Andy Carroll, người ta thường nghĩ đây là một bản hợp đồng hớ của Liverpool. Dẫu vậy, không ai có quyền phủ nhận những phẩm chất của anh, đặc biệt là ưu thế trong những tình huống bóng bổng. Khi Roy Hodgson, một người ưa thích lối chơi đơn giản với những tình huống bóng bổng lên nắm quyền, tiền đạo đang chơi cho Liverpool đã tìm được đất diễn ưa thích của mình.
Đối tác trên hàng công của Carroll là Welbeck cũng đã kịp để lại dấu ấn trong giải đấu lớn đầu tiên của mình. Chính cú giật gót điệu nghệ của Welbeck đã làm sống lại hy vọng bước tiếp của ĐT Anh. Một sự thăng tiến vượt bậc khi chỉ cách đây 2 năm anh đã phải phiêu dạt một thời gian ngắn ở Sunderland do không thể cạnh tranh nổi một suất đá chính ở Man Utd. Mùa này, Welbeck đã chơi khá thành công ở sân Old Trafford với thành tích ghi được 9 bàn trong 30 trận ở Premier League. Từ phong độ chói sáng ở M.U, Welbeck đem niềm cảm hứng đến với Tam sư.
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến dấu ấn quan trọng của Theo Walcott. Sự xuất hiện của anh ở World Cup 2006 được người ta ví giống như một ưu đãi của Fabio Capello. 6 năm sau, anh đang chứng minh mình đã trưởng thành và sẵn sàng gánh vác trọng trách ở những giải đấu tầm cỡ như EURO 2012. Chỉ được tung vào sân ở phút 61, nhưng Walcott đã kịp đóng góp một bàn thắng với một cú sút hiểm hóc và một đường kiến tạo thành công để Welbeck ấn định chiến thắng cuối cùng cho đội quân của Roy Hodgson. Từng đó là quá đủ để cầu thủ của Arsenal tin rằng anh hoàn toàn có thể đủ sức vươn xa hơn vị thế của một cầu thủ có tiềm năng.
Nhưng Tam sư vẫn cần Rooney?
Việc bộ đôi Carroll - Welbeck tỏa sáng là một thông tin đáng mừng với Roy Hodgson. Chỉ có một vấn đề đáng lưu tâm: ông sẽ tiếp tục trọng dụng bộ đôi này hay sẽ đưa Rooney trở lại đội hình và một trong hai cái tên ở trên sẽ phải làm bạn với ghế dự bị? Nghe có vẻ là một quyết định tàn nhẫn, nhưng quả thật ĐT Anh vẫn rất cần sự trở lại của Rooney.
2: Với việc ghi bàn ở trận gặp Thụy Điển, cả Welbeck lẫn Carroll đều đã có được bàn thắng thứ 2 của mình trong màu áo ĐTQG. 4: Bàn thắng gỡ hòa 2-2 của Walcott là pha lập công thứ 4 của cầu thủ này trong màu áo Tam sư. 28: Rooney hiện đang là chân sút tốt nhất trong thành phần của ĐT Anh dự EURO 2012 với thành tích 28 bàn sau 74 trận. |
Hơn nữa, đẳng cấp của Rooney là điều không có gì phải bàn cãi. Anh là mẫu cầu thủ có khả năng xử lý độc lập tác chiến trong khung thành cực tốt. Những kỹ năng dứt điểm của Rooney đa dạng hơn hẳn bất kì chân sút nào của Tam sư: từ đánh đầu, sút tốt bằng cả hai chân, cho đến những pha làm bàn ngoạn mục. Nếu Roy Hodgson không sử dụng Rooney, đó không khác nào một hành động tự bắn súng vào chân mình.
Rooney cũng là cầu thủ có thừa khát khao chiến đấu, không chỉ đơn giản vì việc anh đang “ngứa chân” sau khi phải ngồi ngoài vì án treo giò. Đã biết bao giải đấu tham dự nhưng anh chưa bao giờ thành công. Năm nay, khi đội tuyển Anh không có được lực lượng mạnh nhất, thì tất cả những kỳ vọng của người hâm mộ xứ sương mù đều đặt lên đôi chân của anh. Rooney chắc hẳn sẽ hiểu được những gì mình cần phải làm trong màn tái xuất gặp ĐT Ukraina tới đây.
Dù sao đi nữa, những gì mà hàng công làm được ở hai trận đấu vừa qua đang thắp lên những hi vọng cho ĐT Anh trong bối cảnh họ không được kỳ vọng quá nhiều.
Đức Hùng
Nếu có ít nhất 2 đội bằng điểm Những tiêu chuẩn dưới đây được áp dụng lần lượt theo thứ tự đưa ra: a) Số điểm giành được trong cuộc đối đầu giữa các đội bằng điểm nhau; b) Hiệu số bàn thắng bại trong trận đấu giữa các đội bằng điểm nhau (nếu có hơn 2 đội bằng điểm nhau); c) Tổng số bàn thắng ghi được trong trận đấu giữa các đội bằng điểm nhau (nếu có hơn 2 đội bằng điểm nhau); d) Hiệu số bàn thắng bại trong tất cả các trận đấu thuộc vòng bảng; e) Tổng số bàn thắng được ghi trong tất cả các trận đấu thuộc vòng bảng; f) Vị trí trên BXH hệ số của UEFA; g) Tinh thần fair-play của đội bóng (dựa vào số thẻ phạt ở vòng chung kết); h) Bốc thăm . * Cục diện bảng D - Pháp sẽ vào TK nếu không thua Thụy Điển hoặc thua Thụy Điển trong lúc Anh không thua Ukraina. Pháp chỉ bị loại nếu thua Thụy Điển còn Anh cũng thua Ukraina nhưng với điều kiện nữa là hiệu số bàn thắng bại hoặc số bàn thắng của Pháp phải bằng Anh hoặc kém Anh. - Anh sẽ vào tứ kết nếu không thua Ukraina hoặc thua Ukraina trong lúc Pháp cũng thua Thụy Điển và có hiệu số bàn thắng bại hoặc số bàn thắng kém hơn hoặc bằng Anh. Trường hợp khác, Anh bị loại. - Ukraina sẽ vào tứ kết nếu thắng Anh. Trường hợp khác, Ukraina bị loại. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất