25/03/2017 06:13 GMT+7 | Man United
(Thethaovanhoa.vn) - Man United vẫn còn nhiều việc phải làm để có hy vọng chen chân vào Top 4 mùa này, chứ đừng nói tới danh hiệu, và nếu mùa giải thứ 3 trong 4 mùa vừa qua, họ lại không giành quyền dự Champions League, thì Mourinho sẽ phải tìm ra lý do giải thích.
Công bằng cho người giàu?
“Ở Anh các CLB quá mạnh mẽ về mặt kinh tế khiến thị trường là mở với tất cả mọi người”, Mourinho nói. “Không CLB nào ở Anh có thể thống trị. Quyền lực bị chia sẻ và mọi thứ khó khăn hơn: Mua sắm, chiến thắng, xây dựng”. Về mặt lịch sử, bóng đá Anh đã luôn ở trong thế tranh chấp gay gắt. Xét số đội đoạt danh hiệu, quyền lực được phân chia giữa khá nhiều đội những năm 1960 và đầu 1970, với 10 đội khác nhau về đích đầu tiên ở giải hạng Nhất cũ trong hơn một chục năm. Ngoài ra, khi Liverpool vươn lên thống trị từ giữa những năm 1970, thì cũng không phải là nhờ sức mạnh tài chính, mà chỉ là vấn đề bóng đá thuần túy.
Tới khi Man United hất cẳng kình địch của họ, thì chênh lệch về tiền bạc vẫn không đáng kể: Năm 1989, định giá cả đội chủ sân Old Trafford mới là 20 triệu bảng, dù quả là tới cuối thời Sir Alex Ferguson, họ đã biến thành một cỗ máy kiếm tiền thật sự. Trong một thời gian dài, bóng đá Anh là cuộc chiến giữa Man United và những kẻ khác. Mỗi mùa Ferguson lại phải tính toán với một đối thủ khác - Arsenal, Chelsea, Liverpool hay thậm chí là Blackburn. Nhưng 20 năm đó chấm dứt với tiền bạc đổ vào Chelsea và Man City. Đó chính là lập luận của Mourinho.
Hiện giờ ở Anh đơn giản là có quá nhiều đội giàu khiến không ai có thể hít thở dễ dàng. Những đội được điều hành tốt như Arsenal và Tottenham thậm chí vẫn có lãi đồng thời đưa về các ngôi sao tầm cỡ như Alexis Sanchez và Dele Alli. Để khẳng định thêm sức mạnh đồng đều của giải Ngoại hạng, người đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới Romelu Lukaku hiện đang chơi cho đội xếp thứ 7, và nhiều khả năng không được đá Champions League mùa sau.
Cùng lúc, nhà ĐKVĐ lại đang ở 3 bậc trên vùng rớt hạng, dù đó là một câu chuyện khác. “Ai cũng biết đây là giải đấu khó nhất thế giới”, Tony Pulis nói vào cuối tuần sau khi West Brom đánh bại Arsenal. Công bằng mà nói, cũng khó thể đồng ý ngay với Pulis. Ông chưa bao giờ dẫn dắt một đội bóng lớn nào ở Premier League. Arsenal thì lại quá ngây thơ và không biết bao nhiêu lần gây thất vọng như thế.
Lý của Mourinho?
Mourinho từng làm việc ở các quốc gia khác, nên ý kiến của ông là có sức nặng. Ông từng chê bai Pep Guardiola và Carlo Ancelotti, những đối thủ cũ của ông đã hoặc đang làm việc ở Đức, “Quý vị có biết khi nào Bayern giành chức vô địch (Đức) không? Từ mùa Hè, khi họ mua cầu thủ giỏi nhất của Borussia Dortmund”. Trong khi tuyên bố đó là khá độc mồm độc miệng, không dễ bác bỏ lập luận của HLV người BĐN. Sức mạnh và chiều sâu đội hình của Bayern đơn giản là không đối thủ tại Bundesliga. 2 đội mạnh nhất TBN cũng tận hưởng ưu thế áp đảo như thế.
Nhưng nếu Premier League là giải đấu khó khăn nhất, thì điều đó liệu có ý nghĩa gì không? Liệu giải Ngoại hạng có thể tự hào về điều đó, nhất là khi họ yếu ớt như vậy ở châu Âu? Trong khi trận hòa 1-1 giữa Man City và Liverpool Chủ nhật vừa rồi đậm chất giải trí kiểu Anh, nó cũng đầy những sai lầm trong phòng ngự, khiến cho việc Premier League giờ chỉ còn lại mỗi Leicester ở Champions League không có gì là lạ.
Man City bị loại dưới tay Monaco, đội đã khai thác triệt để mọi sai sót của họ trong cả 2 lượt trận. Lúc này Kylian Mbappe, Benjamin Mendy và Tiemoue Bakayoko, một số tài năng trẻ đầy triển vọng của đội bóng Công quốc, hiện vẫn chưa được gọi vào tuyển Pháp, nhưng đã thu hút sự chú ý từ các đội Arsenal, Chelsea và Man City.
Điều đó gợi ý nhiều điều, vì không ai nói giải Pháp là khó nhất thế giới, hay có tính cạnh tranh nhất, hay hấp dẫn nhất. Nhưng Monaco có đủ tất cả những phẩm chất đó. Tức là, nếu như các đội Anh cùng giàu như nhau, thì điều đó không khiến giải đấu của họ là khó nhất, bởi ở Pháp, các đội đều “nghèo” một cách tương ứng cũng như nhau.
Premier League trong những năm vừa qua đơn giản là thiếu sự phát triển nội tại. Quá nhiều các hợp đồng lớn được đưa về từ nước ngoài. Không có những đội bóng như Dortmund của Klopp hay Atletico Madrid của Diego Simeone. Giải Ngoại hạng quả có Leicester, nhưng đó thật sự là một câu chuyện thần tiên mà tới giờ nhiều người vẫn không thể hiểu nổi. Premier League, do đó, đơn giản là đã mua sắm quá nhiều, quá thừa mứa, chứ không phải là giải khó nhất, hay thậm chí là hay nhất.
2 Trong ba mùa giải ở thời kỳ hậu Sir Alex, Man United đã hai lần xếp ngoài Top 4. Ở mùa thứ 4, họ cũng đang tạm thời xếp ngoài Top 4. 184 Man United đã trải qua 184 ngày liên tiếp xếp ngoài Top 5. Quãng thời gian ấy chỉ chấm dứt sau chiến thắng 3-1 trước Middlesbrough. 1 Leicester là đại diện duy nhất của Premier League còn trụ lại đến vòng tứ kết Champions League. |
Trần Trọng
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất