Ngô Đình Bảo Châu: Một cá tính của nghệ thuật đương đại

13/08/2020 07:26 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Triển lãm cá nhân đầu tiên Trông thật khác, nhìn thực giống của Ngô Đình Bảo Châu diễn ra tại Galerie Quynh (118 Nguyễn Văn Thủ, TP.HCM), do Arlette Quỳnh-Anh Trần làm giám tuyển. Do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, triển lãm không khai mạc, nhưng vẫn mở cửa cho người xem từ ngày mai 14/8 đến 3/10/2020.

Ngô Đình Bảo Châu và sợi tơ sáng

Ngô Đình Bảo Châu và sợi tơ sáng

Vào lúc 18h ngày 18/10 tại Flagship Phuong My (81 Lê Thánh Tôn, TP.HCM) sẽ diễn ra triển lãm 'Tơ sáng' của nghệ sĩ Ngô Đình Bảo Châu.

Triển lãm đánh dấu chặng đường 5 năm mà nghệ sĩ này dành cho việc nghiên cứu về sự lặp lại biểu tượng và hình ảnh, nơi giao điểm giữa cái chung và cái riêng, cũng như cách chúng ảnh hưởng tới ký ức tập thể.

Chia sẻ về triển lãm cá nhân quan trọng của mình, Ngô Đình Bảo Châu viết: “Năm 2005, khi là sinh viên năm nhất Đại học Mỹ thuật TP.HCM, lần đầu tiên bước chân vào một phòng tranh chuyên nghiệp. Đó là Galerie Quynh, mà lúc ấy vẫn còn là một không gian nhỏ trên đường Lý Tự Trọng. 15 năm sau, với gần 30.000 bước chân tại đây, việc trưng bày tác phẩm cũng dần xong. Xin mời mọi người tới thưởng lãm”.

Trông thật khác, nhìn thực giống mường tượng như một không gian, nơi cái kín và cái mở, cái riêng và cái chung, cái tôi và cái tập thể đan xen nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Cây bút nghệ thuật Thái Hà nhận định: “Bộ tác phẩm được trưng bày tại triển lãm dày đặc chi tiết, phản ánh sự bất định khi nhớ lại quá khứ. Trong khi một số hình ảnh đã trở nên mờ nhạt và trừu tượng, những chi tiết khác được bổ sung một cách vô thức, rồi trong guồng quay trùng lặp của trí nhớ càng trở nên rõ nét hơn”.

Thái Hà phân tích thêm: “Trong tác phẩm Sĩ số 40 chẳng hạn, chiếc bóng của cậu học sinh đang chào cờ được in khắc gỗ lặp lại nhiều lần trên các miếng giấy dán tường; nghi thức chào cờ trang nghiêm, mà đối với cậu học sinh cũng thường nhật như việc làm bài về nhà. Cũng như vậy, trong Ngôi sao sa, tác phẩm nhựa resin dường như gợi lại hình ảnh phố phường tràn ngập đèn ông sao vào dịp Trung Thu. Hình tượng ngôi sao quen thuộc cũng được lặp lại trong trong các tác phẩm khác, tuy đã bị làm mờ đi, vẫn tiềm tàng sức biểu đạt mãnh liệt”.

Chú thích ảnh
Họa sĩ Ngô Đình Bảo Châu

Ngô Đình Bảo Châu sinh năm 1986 tại Đồng Tháp, hiện sống và làm việc giữa Huế và TP.HCM. Cô từng được vinh danh tại Art Republik Next Gen 2020 cùng 18 nghệ sĩ trẻ đương đại của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Năm 2018 cô được tham gia chương trình Apexart Fellowship ở New York, Hoa Kỳ. Năm 2016 được Quỹ Phát triển và Trao đổi văn hóa Đan Mạch - Việt Nam tài trợ cho dự án Open Room, cùng với vài nghệ khác. Rồi năm 2010 cô là nghệ sĩ lưu trú tại 943 Studio, Côn Minh, Trung Quốc.

“Tôi nghĩ mình vẫn đang trên con đường tìm kiếm một phong cách nào đó. Và tôi ước gì mình không tìm thấy. Vì nếu thấy được thì thật chán!” - Ngô Đình Bảo Châu chia sẻ.

Chú thích ảnh
Tác phẩm Sĩ số 40 #10 (tổng hợp chất liệu, 60cm x 80cm, 2020) tại triển lãm “Trông thật khác, nhìn thực giống”

Cô nói thêm: “Đã hơn 3 lần tôi bị phê bình khi trình bày với ai đó về các tác phẩm cũ của bản thân. 5 tác phẩm thì trông như của 5 tác giả. Điều đó làm phiền tôi trong một thời gian dài. Thú thật, tôi rất hâm mộ các bạn nghệ sĩ đồng trang lứa, những người sớm tìm ra và định hình cho mình một phong cách nào đó. Còn tôi, bản thân đang di chuyển với tốc độ siêu chậm. Thử những điều mới mẻ, học nhiều thứ hay ho thông qua quá trình làm tác phẩm là điều tôi luôn hướng đến”.

Ngô Đình Bảo Châu sử dụng nhiều chất liệu/vật liệu, ngôn ngữ và ý niệm cho tác phẩm, không câu nệ. Ví dụ tác phẩm Ai mà đếm tình yêu trước đây, Châu sử dụng các chất liệu tự nhiên như cát, cỏ, muối, nước cho tác phẩm… Các chất liệu được sử dụng ở đây là những danh từ không đếm được.

Học sơn mài, nhưng đa phần các tác phẩm sau này của Châu lại thiên về hình khối trong không gian. Một kết hợp giữa tranh, điêu khắc và sắp đặt. Châu ví dụ: “Tưởng tượng tôi có một cái tủ - đó là tác phẩm điêu khắc, tôi khảm trai lên - lại liên quan đến sơn mài họa, sau đó tôi quyết định đặt ở đâu và như thế nào - ở đây lại là loại hình sắp đặt”.

Hiền Hòa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm