(TT&VH) - Tính đến 12h ngày 25/8/2010 thiệt hại do cơn bão số 3 đối với tỉnh Nghệ An rất nặng nề. Trong toàn tỉnh đã có 6 người chết, 43 người bị thương, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật bị hư hại ước tính lên đến gần 600 tỷ đồng. Điều đáng nói là do tâm lý chủ quan của nhiều người dân dẫn đến hậu quả nặng nề.
6 người chết, 32 thuyền bị đắm, mất điện trên toàn tỉnh
Bão số 3 từ lúc hình thành đến lúc đổ bộ vào đất liền chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Đến khoảng 17h ngày 24/8 bão số 3 đổ bộ vào hai huyện Quỳnh Lưu và Diễn Châu (Nghệ An) sau đó suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và tan nhanh thành vùng áp thấp vào sáng ngày 25/8/2010.
Đây là cơn bão mạnh có cường độ gió đo được tại vùng đổ bộ ở đất liền giật cấp 7, cấp 8, tại các địa bàn ven biển giật cấp 11 cấp 12 gây mưa to gió lớn, ở thành phố Vinh (cách tâm bão 40km) gió giật mạnh trên cấp 11, cấp 12. Chính sự ảnh hưởng của gió lốc cùng với mưa lớn kéo dài đã làm mất điện trên phạm vi hầu như toàn tỉnh (tính đến 19h ngày 25/8 vẫn chưa có điện lưới).
Theo báo cáo tổng hợp thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra đối với tỉnh nghệ An rất lớn. Cụ thể: đã có 6 người chết (huyện Quỳnh Lưu: 3 người; Nghi Lộc: 1 người; Diễn Châu: 1 người; Yên Thành: 1 người) và có 43 người bị thương. Về các công trình hạ tầng có 295 nhà bị sập, 31.535 ngôi nhà bị tốc mái. Khu vực trên biển đã có 32 thuyền tàu bị bão đánh đắm, và 1 tàu lớn bị mắc cạn trước khi bão đổ bộ vào đất liền. Trên toàn tỉnh có 206.636m3 công trình thủy lợi (đê điều, hồ đập kênh mương...) bị sạt lở nặng, công trình điện hạ thế bị đổ gãy lên đến 7.771 cột và 234.190m dây điện và dây điện thoại bị đứt. Có 41.128 ha hoa màu và sản phẩm nông nghiệp bị gió mạnh quật ngã và có khả năng mất trắng. Ước tính thiệt hại vật chất do cơn bão số 3 gây ra cho Nghệ An lên đến 590 tỷ đồng.
Tại thành Phố Vinh, tuy không nằm vào trung tâm của bão số 3 nhưng lại chịu nhiều thiệt hại khi bị gió giật mạnh trên cấp 12. Cả thành phố chìm trong màn mưa mù và gió mạnh. Các tuyến đường trong thành phố bị ngập nước nặng (có những nơi nước ngập đến hơn 1m), nhiều tuyến đường chìm trong biển nước biến thành những dòng sông giữa lòng thành phố như ở phố Nguyến Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Hồng Bàng, Nguyễn Thị Minh Khai... Nhiều cây xanh trên các tuyến đường đã bị đổ gãy, một số cây đổ sập gây thiệt hại cho các nhà dân. Toàn thành phố đã bị mất điện lưới từ 16 h ngày 24/8.
Tâm lý chủ quan?
Cơn bão số 3 để lại hậu quả nặng nề về người và của. Nguyên nhân có thể là do tâm lý chủ quan và coi thường diễn biến của bão. Ngay sau khi vùng áp thấp nhiệt đới chuyển lên thành bão, Ban Chỉ đạo PCLB Trung ương, Bộ NN&PTNT và Chi cục PCBL tỉnh Nghệ An đã có chỉ đạo đối phó với cơn bão số 3, kêu gọi được 4.482 tàu thuyền /23.000 lao động trực tiếp đánh bắt hải sản vào bờ neo đậu các bến an toàn, di dân tránh bão tránh nước dâng và triều cường cho 1.817 hộ với 9.210 nhân khẩu đến nơi an toàn.
Hậu quả cơn bão số 3 ở Nghệ An
Tuy nhiên, có một bộ phận người dân đã không tuân theo sát sao sự chỉ đạo của Ban PCLB, rất nhiều thuyền viên ở Diễn Châu và Quỳnh Lưu đã tìm cách trở ra biển, chỉ khi có sự cưỡng chế của bộ đội biên phòng mới chịu trở vào. Nhiều thuyền tàu bị bão đánh chìm khi không nghe được sự chỉ đạo của Ban phòng chống bão lụt. Tâm lý chủ quan coi thường nên đã để lại hậu quả đáng tiếc về tính mạng. Như trường hợp của cháu Nguyễn An Khánh - xóm Tân An, xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu bị chết đuối khi bị sóng biển cuốn đi trong khi gia đình đã sơ tán về trường học cấp 3 huyện Quỳnh Lưu.
Trong khi đó, sự nắm bắt thông tin về cơn bão số 3 đối với những huyện miền biển rất mơ hồ. Chỉ đến trưa ngày 24/8 một số gia đình mới biết được bão có thể đổ bộ vào khu vực Nghệ An, nên trở tay không kịp.
Ngay cả ở khu vực thành phố Vinh cũng chuẩn bị phòng chống bão chưa tốt. Chưa rốt ráo trong việc chặt cành các cây cổ thụ trên các tuyến đường, cũng như chưa chuẩn bị neo nhà chắn nhà cửa, nạo vét mương cống nên đến khi bão đổ bộ vào đã gây ra hậu quả nặng nề.
6 nạn nhân chết do bão số 3
1 . Dương Quang Luận (73 tuổi) - Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu 2. Nguyễn Thị Hiền (5 tuổi) - Quỳnh Văn, Quỳnh Lưu 3. Ngô Văn Khánh (9 tuổi) - An Hòa, Quỳnh Lưu 4. Nguyễn Đình Hòe (44 tuổi) - Nghi Mỹ, Nghi Lộc 5. Nguyễn Tất Thục (72 tuổi) - Diễn Châu 6. Võ Thị Kim Oanh (3 tuổi) - Tân Thành, Yên Thành.
Ngay trong khi bão đổ bộ vào rất nhiều người dân vẫn lưu thông ở các tuyến đường. Khi được PV TT&VH hỏi về tình hình chuẩn bị bão lụt của bản thân và gia đình, anh Nguyễn Tuấn Dũng ngơ ngác: “Em tưởng bão đổ bộ mô trong Hà Tĩnh chứ? Em có nghe nói chi mô, kể cả cơ quan em cũng không điều động đoàn thanh niên đi chống bão như những lần trước mà”.
Không chỉ riêng tâm lý của người dân chủ quan vì bão lụt mà cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn cũng không có sự chuẩn bị cao. Theo tìm hiểu của chúng tôi nhiều cơ quan không có cắt cử nhân sự chống bão ở cơ quan, nên rất nhiều cây cảnh, và mái che, cửa kính đã bị phá nát chỉ trong một đêm.
Nhiều cơ quan và xí nghiệp đã phải nghỉ hết các công việc thường nhật trong ngày 25/8 để khắc phục và thu dọn đống đổ nát do bão gây nên, nhưng đến tối qua, 25/8, điện lưới vẫn chưa có để đảm bảo cho cuộc sống người dân trở lại bình thường.
XSMB 30/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 30/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) cấp quốc gia do Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể từ 6 giờ 30 phút ngày 30/4, tại TP HCM
Sáng 30/4/2025, Lễ chào cờ và cử Quốc thiều được tổ chức vô cùng thiêng liêng và đặc biệt tại Quảng trường Ba Đình lịch sử nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 -30/4/2025).
Tiếp tục có thêm hai cầu thủ Indonesia bỏ ngỏ khả năng ra sân trận đấu gặp Manchester United. Điều này sẽ trở thành một bài toán hóc búa về mặt lực lượng đối với HLV Kim Sang Sik.
Trong những ngày này, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi cùng nhân dân cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
20 năm kháng chiến chống Mỹ (1955-1975), Ngành Thể dục thể thao (TDTT) đã có hàng nghìn cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, sinh viên các trường TDTT có mặt trong đội quân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Ngành Thể dục thể thao trong các năm gian khổ quyết liệt ấy còn liên tiếp cử nhiều cán bộ đi B (miền Nam) tăng cường cho các vùng giải phóng của các tỉnh Tây Nguyên, cực Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ do Ban B. thuộc Tổng cục TDTT khi ấy chỉ đạo...
Lịch sử đối đầu Barcelona vs Inter Milan tại đấu trường Champions League cho thấy sự lấn lướt rõ rệt của đại diện La Liga trước đại diện Serie A trong các lần chạm trán trực tiếp.
Người ta thường nói “Quân tử trả thù 10 năm chưa muộn”, nhưng với Barcelona, mốc thời gian đã là 15 năm sau lần bị Inter loại cay đắng ở bán kết Champions League mùa 2009-10. Một lần nữa gặp nhau ở bán kết, giờ là lúc họ thanh toán món nợ đó.
Các cổ động viên Arsenal đã bị cáo buộc thiếu tôn trọng Giáo hoàng Francis khi làm gián đoạn phút mặc niệm trước trận bán kết Champions League với Paris Saint-Germain tại sân Emirates.
Trong trận bán kết lượt đi Champions League giữa Arsenal và PSG, huyền thoại bóng đá Anh Alan Shearer đã không ngần ngại chỉ trích trọng tài Slavko Vincic vì màn điều khiển trận đấu gây tranh cãi trong hiệp một.
Hòa trong không khí trọng đại của đất nước sau 50 năm thống nhất non sông, hàng triệu con tim người dân đất Việt trong cả nước, người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè thế giới yêu chuộng hòa bình hướng về Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
“Ngôi sao tăng trưởng của khu vực”, “Con rồng châu Á”, hay “cường quốc sản xuất Đông Nam Á”… - cách đây 50 năm không ai có thể nghĩ đây là những gì thế giới sẽ nói về Việt Nam, đất nước thời điểm đó vừa bước qua hàng thập niên chiến tranh, phải phục hồi từ những mất mát, đổ nát trong điều kiện bị bao vây cấm vận. Thế nên, chứng kiến những bước phát triển vượt bậc ngày nay của Việt Nam, bạn bè quốc tế đều bày tỏ khâm phục.
Mở đầu cuộc trò chuyện, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ với người viết về những năm "kết thúc bằng số 5" luôn mang tính bản lề trong lịch sử Việt Nam.
Chúng tôi đến thăm nhạc sĩ Phạm Tuyên vào một ngày Hà Nội rực nắng. Trong căn nhà nhỏ trên phố Vạn Bảo, ông thong thả ngồi trên chiếc ghế tựa quen thuộc, dõi theo chương trình ca nhạc phát trên truyền hình – nơi những khúc ca cách mạng vẫn vang lên mỗi dịp tháng Tư lịch sử.