Ngày Tết có nên tự ái vì các câu hỏi riêng tư?

30/01/2019 07:10 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Rất nhiều bạn trẻ cảm thấy khó chịu, thậm chí “nổi khùng” với các câu hỏi như: Có người yêu chưa? Bao giờ lấy chồng? Dù rằng “Bao giờ lấy chồng” từng là “câu key” trong một bài hát của Bích Phương một thời: “Đầu năm cùng cha mẹ/ Đi mừng Tết ông bà/ Cô chú ai nấy đều hỏi/ Con ế rồi à/ Bạn trai đã có chưa/ Sao chẳng dắt về nhà/ Trời ơi một câu/ Mà ai cũng hỏi vậy ta”…

Điềm lành và những điều kiêng kị trong ngày Tết Nguyên đán

Điềm lành và những điều kiêng kị trong ngày Tết Nguyên đán

Dân gian xưa nay có nhiều quan niệm về nhưng điềm lành, tục kiêng kỵ vào những ngày Tết nguyên đán vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay.

Tuy nhiên, nếu bình tĩnh lại, các bạn trẻ sẽ thấy không nhất thiết phải mếch lòng về những câu hỏi ấy, và cách “hóa giải” chúng cũng thật dễ dàng...

Tết nhất về quê hoặc gặp những người lớn tuổi, bạn sẽ được “tra vấn” bằng hàng loạt các câu hỏi khó trả lời. Nhưng hãy thử nghĩ xem, họ hỏi bạn để làm gì?

Đương nhiên, câu hỏi nào cũng xuất phát từ nhu cầu của người hỏi muốn có thông tin về bạn. Có thể họ thực sự lo lắng cho cuộc sống của bạn, nhưng hầu hết các trường hợp vẫn là câu hỏi xã giao, mà theo họ là thể hiện sự quan tâm đến người khác.

Hỏi như thế, trong quan niệm của bạn, có thể là thiếu tế nhị, nhưng với người hỏi thì lại hoàn toàn khác. Cho nên mọi sự phản ứng tiêu cực của bạn khi “bị” hỏi đều khiến họ rất sốc, thậm chí bạn bị cho là hỗn hào, phụ lòng quan tâm của họ.

Chú thích ảnh
Tết truyền thống. Ảnh: Internet

Người của thế hệ trước khi gặp nhau thường hỏi thăm sức khỏe (Khỏe không? Dạo này thế nào?), thậm chí đầu giờ chiều rồi gặp nhau vẫn hỏi: Chú ăn cơm chưa?

Câu hỏi dường như không phải để lấy thông tin, mà chỉ để thay cho câu chào: Xin chào anh, Chào cháu... Vì có tính chất xã giao như thế nên bạn có thể trả lời một cách tương tự (Dạ chào bác, cháu khỏe ạ. Cháu ăn cơm rồi). Thậm chí bạn có thể không cần trả lời trực tiếp vào chuyện đã ăn cơm hay chưa, vì họ cũng không quan tâm đến thông tin ấy cho lắm.

Ngày Tết, gặp con cháu hay lớp trẻ đi học, đi làm ngoài thành phố về, người lớn tuổi thường hay hỏi về cuộc sống và tương lai (lương cao không, có người yêu chưa, bao giờ lấy vợ, lấy chồng, bao giờ cho ông ăn cỗ, bao giờ có thằng cu?)...

Dĩ nhiên một người tế nhị sẽ tránh hỏi những câu có thể đụng đến... nỗi niềm riêng tư của đối tượng (ví dụ cô nào cứng tuổi mà muộn chồng thì tránh hỏi chuyện chồng con). Tuy nhiên vì là câu hỏi xã giao, áp dụng cho mọi đối tượng cùng lứa tuổi, hoàn cảnh, giới tính nên nhiều người không lường trước được sự động chạm.

Cách ứng xử khôn ngoan là phải hiểu được tính xã giao của câu hỏi để hóa giải nó, tránh tông tốc khai hết cho họ hoặc ngậm uất ức trong lòng. Cách hóa giải thật dễ dàng. Chẳng hạn:

- Cháu đi làm ở đâu?
- Dạ cháu làm văn phòng ạ
- Thế lương bao nhiêu?
- Dạ cũng đủ chi tiêu bác ạ.
Hoặc:

- Bao giờ cháu lấy chồng?
- Dạ cháu còn chờ bác làm mối đây ạ!

v.v…

Trả lời các câu hỏi xã giao một cách lịch sự, hóm hỉnh, và thường là không có thông tin gìthì ắt hẳn “đối phương” cũng sẽ không “khai thác” được gì và chủ đề cũngsẽ được chuyển sang hướng khác. Bạn vẫn bảo toàn được các thông tin riêng tư và vẫn giữ được “hòa khí” bà con, tình làng nghĩa xóm…Ngày Tết là phải trọn niềm vui, phải vậy không?

Đông Phương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm