Chuyên gia: Tiêm quá sớm mũi vaccine tăng cường ngừa Covid-19 không thực sự hữu ích

25/10/2021 11:59 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ, vi sinh quốc gia Nga Gamaleya (nơi bào chế vaccine Sputnik V), ông Alexander Gintsburg ngày 24/10 cho rằng việc tiêm quá sớm mũi vaccine tăng cường trong thời gian dưới 6 tháng kể từ mũi đầu tiên sẽ không gây hại cho cơ thể, nhưng có thể không đặc biệt hữu ích.   

Vaccine có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do biến thể Delta tới 90%

Vaccine có thể làm giảm tỷ lệ tử vong do biến thể Delta tới 90%

Thuốc chủng ngừa Covid-19 Pfizer và AstraZeneca làm giảm nguy cơ tử vong do biến thể Delta tới 90%. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh cho thấy.

Ông nói thêm rằng mốc 6 tháng là thời gian tối ưu để tiêm mũi tăng cường, khi hệ miễn dịch có thể phản ứng đúng với vaccine.   

Theo chuyên gia trên, cơ thể người không chỉ có các cơ chế cho phép chúng ta sản xuất ra một lượng lớn kháng thể, mà còn có các cơ chế kiểm soát mức kháng thể này.

Chú thích ảnh
Tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 cho người dân. Ảnh: THX/TTXVN

Chính vì vậy, nếu một người có lượng kháng thể cao tiêm thêm một kháng nguyên dưới dạng vaccine thì mức kháng thể chỉ tăng nhẹ. Trong trường hợp này, sẽ không có gì hại "nhưng cơ thể cũng không có lợi hơn, mà sẽ chỉ có cùng mức kháng thể như trước khi tiêm mũi tăng cường".   

Ông Gintsburg cũng giải thích rằng 6 tháng là thời gian tốt nhất để quyết định tiêm mũi tăng cường vì đây là thời gian tối thiểu để lượng kháng thể được tạo ra trước đó duy trì ở mức cao, giúp bảo vệ cơ thể trước virus. Chuyên gia này nhấn mạnh rằng sau khi xuất hiện biến thể Delta, mọi người cần đảm bảo duy trì mức kháng thể cao.

Bích Liên/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm