15 điều thú vị về Nelson Mandela

06/12/2013 05:51 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn)- Dưới đây là 15 điều thú vị về cựu tổng thống Nam Phi, nhà hoạt động cách mạng yêu nước và chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng Nelson Mandela



Cố tổng thống Nam Phi, Nelson Mandela - ảnh Getty

1.Tên khai sinh của Mandela là Rolihlahla, nghĩa là “kéo cành cây”. Tên đó cũng có nghĩa là “Người gây rắc rối”. Tên tiếng Anh của ông, Nelson, là do một giáo viên truyền giáo đặt cho.

2. Sau khi tham gia cuộc biểu tình phản đối của sinh viên, Mandela bị trục xuất khỏi đại học Fort Hare. Sau đó ông lấy bằng ở trường Unisa và theo học lấy bằng luật ở Đại học Wits

3.Mandela đã chạy trốn khỏi khu vực đông Cape Town để đi Johannesburg sau khi lãnh tụ của người Tembu Jongintaba Dalindyebo tìm cách xắp xếp một cuộc hôn nhân cho ông. Sau khi đến thành phố, Mandela tìm được việc gác đêm ở một khu mỏ.

4. Lúc đầu Mandela sống ở thị trấn Alexandra nhưng sau đó chuyển đến sống với bạn thân Walter Sisulu và mẹ của Sisulu ở Orlando, Soweto.

5.Vợ đầu của Mandela, Evelyn Mase, là y tá và là em họ Sisulu. Bà là người kiếm tiền chính nuôi sống gia đình và ủng hộ Mandela khi ông học luật ở đại học Wits và bắt đầu tham gia nhiều hơn vào sự nghiệp chính trị. Họ có với nhau 4 người còn và li di năm 1958. 

6.Mandela không chỉ là trưởng tư lệnh đầu tiên của lực lượng vũ trang đảng Dân tộc Phi Umkhonto we Sizwe, ông cùng với người bạn Olivier Tambo, còn đồng sáng lập ra văn phòng luật đầu tiên dành cho người da đen ở Nam Phi. Văn phòng luật Mandela & Tambo bảo vệ quyền lợi cho những người Nam Phi da đen bị ảnh hưởng bởi các luật lệ của chế độ Apartheid.

7. Năm 1962, Mandela rời Nam Phi và tìm kiếm sự ủng hộ cho cuộc đấu tranh vũ trang. Trong thời gian này ông được huấn luyện về chiến tranh du kịch ở Morocco và Ethiopia

8. Người ta vẫn chưa rõ vì sao Mandela bị bắt trong một cuộc phong tỏa của cảnh sát bên ngoài Howick cuối năm 1962 nhưng họ tin rằng một nhân viên của cục tình báo trung ương Mỹ CIA đã thông báo cho cảnh sát về nơi trú ngụ của Mandela. Ông bị cáo buộc đã phá hoại và âm mưu lật đổ chính phủ bằng bạo lực.

9. Trong thời gian ở tù, Mandela bị giam trong căn phòng có diện tích 2mx2,5m. Căn phòng không có gì ngoài tấm trải đặt trên sàn, một thùng múc nước để vệ sinh. Trong phần lớn thời gian bị giam cầm, Mandela bị buộc lao động khổ sai ở một mỏ đá vôi và lúc đầu ông chỉ được tiếp một khách đến thăm và nhận một lá thư 6 tháng một lần

10. Chính quyền Apartheid đã được đề nghị trả tự do cho Mandela không dưới 6 lần nhưng không lần nào họ chấp thuận. Cứ mỗi lần như vậy, Mandela lại nói rằng : Tôi rất quý tự do của tôi nhưng tôi còn quan tâm nhiều hơn tới tự do của các bạn. Tự do mà người ta đang kêu gọi dành cho tôi có nghĩa gì khi mà Tổ chức ANC (Đại hội dân tộc Phi) vẫn bị mất tự do ?

11. Trong những năm 70 của thế kỷ XX, Mandela viết hồi ký. Bản sao của những cuốn hồi ký này được để vào những thùng nhựa và chôn trong vườn rau mà Mandela trông coi ở trong tù. Ông hy vọng bạn tù Mac Maharaj có thể tìm thấy những cuốn nhật ký nhưng những thùng nhựa được phát hiện khi quản lý trại giam bắt đầu cho xây một bức tường chạy qua khu vườn này. Tất cả những ưu tiên dành cho học tập của Mandela bị tước bỏ.

12. Sau khi chia tay người vợ thứ hai, Winnie Madikizela, Mandela ngỏ lời cưới bà Amina Cachalia, người bạn ông có quan hệ lâu năm, nhưng bị khước từ. Vào dịp sinh nhật lần thứ 80, ông cưới bà Graca Machel, từng là phu nhân cựu tổng thống Mozambique Samora Machel.

13. Chính quyền Apartheid  cáo buộc ANC là tổ chức khủng bố và được Mỹ, Anh ủng hộ. Mãi tới năm 2008, Mỹ mới loại bỏ Mandela và các thành viên ANC khác ra khỏi danh sách khủng bố.

14. LHQ tuyên bố ngày sinh nhật Mandela 18/7 là ngày quốc tế. Đây là lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc dành một ngày đặc biệt cho một con người.

15. Mandela đã được tôn vinh bằng hàng trăm giải thưởng và nhận được nhiều vinh dự trong đó ông được coi là công dân danh dự của Canada, là thành viên danh dự của Công đảng Anh, thành viên danh dự của M.U. Tên của Mandela cũng được dùng để đặt cho một phân tử hạt nhân, một loại cuốc có từ thời tiền sử và một cây hoa lan.

Nelson Rolihlahla Mandela sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918, là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu.

Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC).

Năm 1962 ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben.

Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc.

Tại Nam Phi, Mandela còn được biết tới với tên gọi Madiba, một tước hiệu danh dự mà bộ lạc của ông thường trao cho những già làng.

Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993.

Ông từ trần ngày 5 tháng 12 năm 2013 (thọ 95 tuổi).


HT
Theo Mail & Guardian

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm