15/01/2023 22:11 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Nhiều người chỉ tiêu khoảng 10 triệu/tháng, thì họ có cần phải thực hiện mục tiêu nghỉ hưu sớm hay không?
“Nghỉ hưu sớm” đã dần trở thành mục tiêu của rất nhiều người trẻ: Không cần sống cuộc sống công sở 8 tiếng tan ca, được làm việc mình yêu thích mà không cần toan tính chuyện tiền bạc, tài khoản lúc nào cũng có tiền tiết kiệm chẳng cần đi làm mà vẫn có tiền chi tiêu,.... Nhưng để đổi lại những "đặc ân" đấy sau khi nghỉ hưu, thì còn cả chặng đường dài làm việc gấp 3,4 lần bình thường, đánh đổi mười mấy năm tuổi trẻ cặm cụi chỉ để kiếm đủ số tiền mình muốn. Không phải ai cũng kiên trì đến cuối cùng. Thậm chí ngay cả việc đặt ra kế hoạch nghỉ hưu sớm ấy cũng đã là thử thách với nhiều người.
"Càng chi tiêu ít, càng nhanh chóng được nghỉ hưu sớm. Người chi tiêu 10 triệu/tháng như tôi đây, mục tiêu nghỉ hưu sớm trước 40 tuổi, thì phải kiếm được 3 tỷ, có nhà, có xe, có tài sản.
Nhưng có nhiều người thân khi thấy tôi làm việc điên cuồng để kiếm tiền, họ thường đặt cho tôi câu hỏi: Một tháng tiêu chưa đến 10 triệu, thì nghỉ hưu sớm làm gì cho vất vả?
Với tôi, đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm là để không cần đi làm vì tiền nữa. Bỏ ra hơn chục năm để đổi lại cuộc sống mình muốn khi ngoài 40 tuổi, không xứng đáng hay sao?" Minh Khanh (30 tuổi, quản lý cấp cao của bộ phận xuất nhập khẩu) có định hướng rất rõ ràng về mục tiêu nghỉ hưu sớm của mình.
Từ thời sinh viên, nhìn hình ảnh ba mẹ, cô chú xung quanh, đều trên 50 tuổi rồi những vẫn miệt mài làm việc để kiếm sống, mình đã tự đặt ra cho bản thân mình 1 mục tiêu: Nghỉ hưu sớm trước 40 tuổi!
Với một bức tranh rõ ràng về kế hoạch nghỉ hưu: Một tháng chi tiêu hết bao nhiêu tiền, tiền tiết kiệm gửi trong ngân hàng là bao nhiêu, khoản thu nhập thụ động từ đầu tư có thể sinh lời bao nhiêu 1 năm,... Tôi đã bắt tay vào thực hiện nó, từng bước một.
Thời mới ra trường, với kinh nghiệm làm thêm từ năm nhất, tôi mạnh dạn nộp đơn vào chức quản lý của một công ty nước ngoài. Với vốn tiếng Anh tích lũy được, cùng với kinh nghiệm vài năm, tôi được chủ doanh nghiệp tin tưởng và trao cơ hội. Tôi làm việc từ thứ hai đến chủ nhật không có ngày nghỉ, không thấy mặt trời vì tăng ca liên tục. Thời gian tăng ca 1 ngày bằng cả tháng lương của công nhân khi đó, nên cứ lao vào kiếm tiền chẳng ngại gian khổ. Tiền kiếm được chi tiêu 1 ít, số còn lại đều đem mua vàng, mỗi tháng trung bình 4-5 chỉ. Gom đủ vàng rồi, khi giá lên cao thì đem bán và mua được căn nhà theo ý muốn.
Tôi là người cực kỳ tiết kiệm trong chi tiêu. Khi chưa có gì trong tay, chỉ đi làm rồi kiếm tiền thì tôi lựa chọn ở nhà thuê cho đến khi tích đủ tiền mua nhà. Dù làm việc ở cấp quản lý, nhưng tôi luôn hạn chế những buổi tiệc tùng tốn kém mà không lành mạnh, cả năm chỉ mời thư ký và mấy nhân viên ăn vài bữa cơm để gắn kết mọi người. Tôi cũng không bao giờ mua quà cáp biếu cấp trên, chỉ trao tặng giá trị và sự đối đãi chân thành nhất.
Nhiều người có quan điểm, ở Việt Nam rất khó áp dụng mô hình "nghỉ hưu sớm". Bởi vì có quá nhiều sự ràng buộc và chi tiêu phát sinh đột biến. Nhưng tôi thì không nghĩ vậy. Riêng tiền bạc, càng làm cụ thể và rõ ràng ra từng khoản riêng, càng dễ quản lý. Bạn chỉ khó quản lý tiền bạc của mình khi bạn không biết được mục đích tiêu tiền của mình là gì. Với tôi, mục tiêu tiết kiệm luôn là ưu tiên hàng đầu, nên tôi có kế hoạch chi tiêu cụ thể thế này:
- Chỉ tiêu 30% thu nhập cho những nhu cầu cần thiết: nhà ở, ăn uống, phương tiện đi lại, internet, mua sắm vật dụng.
- Bảo hiểm nhân thọ 10-15%: Khi thu nhập tăng, chi phí cho bảo hiểm cũng tăng theo.
- Chi phí cho đám đình, ngày lễ: 2-5%
- Số còn lại đều tiết kiệm trước. Sau này lấy vốn đầu tư sinh lãi và lấy lời.
Đặc biệt trong nguyên tắc chi tiêu của tôi: Không tiêu tiền cho những thứ linh tinh, càng sống tối giản càng tốt. Làm việc vất vả có thể dành cho mình 1 chuyến du lịch ngắn ngày (vài tháng 1 lần). Tính ra, chi tiêu 1 tháng của tôi cũng chỉ quanh quẩn 10 triệu.
Kể cả sau này, khi thu nhập tăng, có nhà, có xe, có gia đình, tôi luôn sống rất tiết kiệm. Khi còn trẻ, cố gắng nâng cao năng lực kiếm tiền của mình để có nhiều tiền tiết kiệm, và khi đã tích lũy được tiền để đầu tư, thì nên cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Vậy nên, thay vì đặt mục tiêu cao như "kiếm được 1 triệu đô mới được nghỉ hưu sớm", thì nhiều người chọn cách giảm chi tiêu. Không phải kiểu chi tiêu dè sẻn tiết kiệm, mà là cách họ biết đủ với những nhu cầu cuộc sống, chỉ tiêu những thứ mình cần và sống lối sống tối giản. Nhờ giảm thiểu các khoản chi lãng phí, mà mục tiêu nghỉ hưu sớm bớt đi nhiều áp lực.
Minh Khanh chia sẻ thêm: “Kể cả sau này, khi thu nhập tăng, có nhà, có xe, có gia đình, tôi sẽ luôn sống rất tiết kiệm. Và mục tiêu của tôi, khi không cần đi làm vì tiền nữa, tôi sẽ loại bỏ hết những chi phí mà bản thân mình phải bỏ ra khi đang đi làm.
Không ai có thể sống mãi với mức chi tiêu 10 triệu cả. Bởi vì vật giá sẽ ngày càng leo thang, càng có tuổi sẽ phát sinh thêm các chi phí như bảo hiểm, thuốc men, bệnh tật, và cả gia đình nữa. Bản thân tôi cũng chẳng bao giờ giới hạn mức chi tiêu của mình ở 1 con số nhất định. Cách tôi làm, là điều chỉnh con số đó, và quy về 1 tỷ lệ nhất định, bằng 3/10 tổng thu nhập của cá nhân. Con số này đã theo tôi từ khi kiếm được khoản tiền đầu tiên cho đến bây giờ. Và tôi luôn đảm bảo số tiền chi tiêu chỉ gói gọn trong tỷ lệ đó.
Thực ra ai theo lối sống tối giản lâu rồi, sẽ hiểu được nguyên lý càng sống lâu càng ít đồ đạc. Một khi biết kiểm soát nhu cầu về vật chất của mình, bạn sẽ chỉ giữ lại những khoản chi tiêu giúp mình có thể sống tốt. Bản thân tôi bây giờ, rất sợ đồ đạc hoặc thú vui nào đó đeo bám chính mình.”
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất