23/11/2023 19:28 GMT+7 | Bóng đá 24h
Sau World Cup thành công về doanh thu cho FIFA nhưng cũng gây tranh cãi bậc nhất trong lịch sử, Qatar và FIFA thực tế đã không thực hiện những gì họ đã nói và đã hứa.
Lionel Messi giờ đã mang phong thái của một nhà vô địch World Cup, nhưng liệu World Cup lần thứ 22 có thay đổi Qatar hay FIFA hay không là một câu hỏi phức tạp hơn nhiều bởi đi cùng là một sự thật không dễ chịu gì khi giải đấu đánh dấu 1 năm tròn.
World Cup 2022 thực sự không thay đổi nhiều đối với người lao động nhập cư ở Qatar, bất chấp lời kêu gọi của FIFA đối với Tổ chức Lao động Quốc tế và những thay đổi mang tính "thẩm mỹ" đối với luật pháp Qatar. Mọi cơ quan nhân quyền, từ Tổ chức Ân xá thế giới đến FairSquare, đều mô tả đây là một "cơ hội bị lãng phí", những lời nói được chứng minh bằng bằng chứng tài liệu từ nhiều báo cáo khác nhau cho thấy tình trạng lạm dụng "vẫn đang tiếp diễn".
Một cuộc điều tra mới của Tổ chức Ân xá trùng khớp với chi tiết ngày kỉ niệm về việc người lao động vẫn cần có sự cho phép mới thay đổi công việc, điều mà những người lao động được phỏng vấn cho biết thậm chí còn được các quan chức chính phủ Qatar gợi ý. Chủ thuê lao động vẫn kiểm soát hiệu quả sự hiện diện của người lao động trong nước, gây nguy hiểm cho tình trạng pháp lí của họ và ngăn cản họ thay đổi công việc.
Trong ví dụ minh họa rắc rối nhất về điều này, người sử dụng lao động lạm dụng vẫn ngang nhiên hủy giấy phép cư trú hoặc báo cáo sai sự thật rằng những người được họ thuê đã "bỏ trốn" để đáp lại việc người lao động nộp đơn khiếu nại hoặc yêu cầu thay đổi công việc. Trộm cắp tiền lương vẫn là hình thức bóc lột phổ biến nhất, khi mức lương vẫn còn thấp.
Isobel Archer, thuộc Trung tâm Nguồn lực Nhân quyền và Kinh doanh, cho biết: "Dữ liệu của chúng tôi cho thấy người lao động nhập cư tiếp tục gặp rủi ro ở Qatar, với nhiều vụ lạm dụng được báo cáo xảy ra trái ngược với các cải cách lao động đã hứa. Nhiều vấn đề nhân quyền được ghi nhận trước World Cup vẫn tiếp tục kể từ đó; một minh chứng đáng thất vọng về sự thiếu thực thi của chính phủ và sự thất bại của các doanh nghiệp trong việc duy trì các cam kết về quyền của người lao động nhập cư".
"Trong 11 tháng qua, dữ liệu của chúng tôi cho thấy người lao động vẫn bị tính phí tuyển dụng, tiền lương chưa trả, thay thế hợp đồng, điều kiện nhà ở cực kì nghèo nàn, đe dọa và bạo lực thân thể tại nơi làm việc".
Những điều này sẽ luôn được ghi nhớ như di sản chính của Qatar, bất kể điều gì xảy ra trên sân. Chính năm 2022, tại một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới, giải chỉ có thể diễn ra cùng với sự đau khổ to lớn về mặt con người vì cơ sở hạ tầng cần thiết để tổ chức giải đấu và hệ thống được xây dựng trên đó. Và chúng ta thậm chí không thể biết rõ có bao nhiêu người thiệt mạng do Qatar từ chối điều tra nghiêm túc.
Báo cáo mới của Tổ chức Ân xá cho biết: "Hàng nghìn vụ lạm dụng lao động mà người lao động nhập cư phải chịu đựng kể từ khi FIFA trao quyền đăng cai World Cup cho Qatar là không thể xóa bỏ". Đây chính là vấn đề mà các nhóm nhân quyền tỏ ra thất vọng nhất, và cảm giác càng trở nên phức tạp hơn vì quyết định không giải thích được khi FIFA trao quyền đăng cai World Cup 2034 cho một quốc gia vùng Vịnh khác như Saudi Arabia.
Sau cùng thì sự giàu có của các nước vùng Vịnh đã giúp Qatar giành quyền đăng cai World Cup vào năm 2010, thúc đẩy cuộc chạy đua thể thao ngày càng gia tăng giữa các nước vùng Vịnh. Đó là phần quan trọng thứ hai trong di sản của World Cup 2022. Nó không chỉ thay đổi bóng đá mà còn thực sự có thể được coi là khoảnh khắc có ảnh hưởng nhất trong lịch sử hiện đại của môn thể thao này.
Và cùng với việc định hình toàn bộ cuộc chơi trong hơn một thập kỉ, chưa kể đến các mối quan hệ vùng Vịnh, kết quả đã dẫn đến sự thay đổi chế độ tại UEFA và FIFA.
Điều đáng nói là tất cả cũng thất vọng hơn với quá trình khắc phục hậu quả của giải đấu. FIFA đã công bố doanh thu kỷ lục 9 tỉ USD từ World Cup cũng như đưa ra đánh giá về các hành động cần thực hiện để đảm bảo có biện pháp khắc phục phù hợp với chính sách nhân quyền năm 2017. Có điều, cho đến giờ cẫn chưa có chi tiết thực tế về điều này. Công việc của Tiểu ban Nhân quyền và Trách nhiệm xã hội chỉ được mô tả là "hiện đang diễn ra". Cũng không có thông tin chi tiết về bất kì "quỹ kế thừa" tiềm năng nào để giúp đỡ người lao động nhập cư.
Những điều này sẽ có tác động tới Qatar trong tương lai. Mặc dù có rất nhiều cuộc thảo luận sôi nổi và rất nhiều bài học đạo đức, kết quả vẫn chưa giải quyết được những vấn đề này. Thậm chí thay vào đó, FIFA đã đảm bảo rằng chúng ta sẽ có nhiều thứ tương tự hơn. Sẽ còn một chặng đường dài nữa chuẩn bị cho một kì World Cup gây nhiều tranh cãi và mang tính chính trị, chủ yếu là các cuộc thảo luận về lao động nhập cư và nhân quyền, đòi hỏi phải thay đổi lịch trong bối cảnh ngày càng có nhiều câu hỏi về quá trình dẫn đến điều này.
Rốt cuộc thế giới mới còn tệ hơn cả thế giới cũ.
Liên quan đến thế giới còn sót lại ở Qatar, thành phố Lusail mới được xây dựng được mô tả là "một thị trấn ma". Các nguồn tin từng làm việc trong nước này cho biết bầu không khí trên toàn quốc đã trở nên trầm lắng kể từ World Cup. Điều đó càng trở nên sâu sắc hơn bởi cảm giác thiếu định hướng vì giải đấu đã là mục tiêu lớn của Qatar trong hơn một thập kỉ.
Điều an ủi cho Qatar là niềm tự hào to lớn rằng một quốc gia nhỏ bé như họ và chịu quá nhiều áp lực từ các nước láng giềng lớn hơn nhiều đã tổ chức thành công World Cup, chưa kể giải đấu còn có một trong những câu chuyện vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá. Bởi Messi giờ đây sẽ luôn gắn bó với Qatar giống như cách Diego Maradona gắn bó với sân Azteca ở Mexico 1986, nơi Argentina đã đăng quang. Điều đó đã làm cho tất cả trở nên có giá trị đối với Qatar.
Mạnh Hào (tổng hợp)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất