(TT&VH) - Trong cơn sốt “tố khổ” về nạn xâm hại di tích, thông tin về việc chùa Phổ Giác (Hà Nội) được “phá đi xây lại” mau chóng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Thông tin từ Công ty Cổ phần Xây dựng và phục chế công trình văn hóa (đơn vị thiết kế và thi công dự án này), nhiều thay đổi về bố cục mặt bằng, công năng sử dụng, kết cấu kiến trúc... sẽ xuất hiện tại chùa Phổ Giác sau khi trùng tu (dự kiến hoàn thành vào giữa năm 2011).
Sẽ có một “Phổ Giác mới”
Theo đó, một lượng lớn gỗ lim, gạch Bát Tràng giả cổ, ngói mũi hài, đá xanh Thanh Hóa... được sử dụng trong ngôi chùa mới. Ngoài hệ thống điện nước, cây xanh, đèn chiếu... được bố trí lại, các hạng mục trong chùa cũng sẽ có sự thay đổi, chẳng hạn, nhà Tổ được thiết kế 5 gian, nhà Mẫu được tách riêng không gian với các khu phụ, một số chạm bít đốc, đầu đao, chấn song, hổ phù... trong tòa Tam bảo được chỉnh sửa theo hoa văn mới.
Chùa Phổ Giác trước khi trùng tu
Theo các tài liệu, chùa Phổ Giác trước đây nằm ở phía Đông Hồ Gươm, được khởi công xây dựng vào những năm 1770. Năm 1876, để lấy đất xây dựng Ngân hàng Đông Dương, người Pháp cho tháo dỡ ngôi chùa và dựng lại ở vị trí hiện nay thuộc phố Ngô Sĩ Liên (Hà Nội). Nhận danh hiệu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991, các di vật quan trọng nhất tại chùa là hệ thống gần 20 tượng Phật cổ chạm khắc độc đáo, bia cổ Dương Võ khắc năm 1770 và cổng tam quan bằng đá cổ.
Được biết, dự án trùng tu di tích này có vốn đầu tư 16 tỷ đồng từ phường Văn Miếu, UBND quận Đống Đa và nhà chùa. Triển khai từ giữa tháng 11/2010, tới nay tòa Tam bảo và nhà Mẫu tại chùa đã được phá bỏ hoàn toàn. Ngoại trừ cổng tam quan, 2 kiến trúc còn lại là nhà khách và nhà Tổ cũng đang chuẩn bị được dỡ, khoảng diện tích 2.000m2 của chùa được tạm dùng làm nơi tập kết vật liệu và bảo quản tượng Phật.
Câu hỏi đặt ra: tại sao một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia như chùa Phổ Giác lại được phá dỡ và xây mới, chứ không phải được trùng tu theo kiến trúc hiện tồn?
“Tam sao” thành “thất bản”
Theo lý giải từ phía thiết kế, sau lần “chuyển địa điểm”, chùa Phổ Giác lại tiếp tục được chỉnh sửa khá nhiều lần bởi nhà chùa và địa phương, trong đó gần nhất là năm 1951. Qua quãng thời gian gần 150 năm ấy, các hạng mục của chùa gần như không còn chút gì nguyên gốc và được “vá” bởi rất nhiều vật liệu xây dựng hiện đại. Khảo sát năm 2008 cho biết: toàn bộ các tòa Tam bảo, nhà Mẫu và nhà Tổ đều lợp bằng ngói Tây và lát... gạch men, hầu hết các cột, kèo trong chùa đều bố trí sai nguyên tắc của kiến trúc đình chùa truyền thống và trong tình trạng mục ruỗng nghiêm trọng. Ngoài việc chịu cảnh ngập lụt trong mùa mưa vì nền Tam bảo thấp hơn mặt đường, nhà Mẫu do xuống cấp cũng sập vào tháng 4/2009...
Mặt bằng chùa Phổ Giác hiện đã được dỡ gần hết
“Chỉ riêng các vì kèo của chùa cũng có cả đống xi măng và sắt thép. Tôi và GS Phan Huy Lê đều nhận định: kiến trúc hiện tại của chùa là kiến trúc rất muộn và có nhiều điểm bất hợp lý trong quy hoạch. Bởi thế, Cục Di sản đồng tình với đề xuất của UBND TP Hà Nội về việc trùng tu chùa Phổ Giác”- ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho biết.
Khi được hỏi về lý do công nhận chùa Phổ Giác là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991, ông Hùng giải thích: Những năm trước đây, để phục vụ nhu cầu bảo tồn và tránh xâm hại,việc xét tặng di tích khá “mở”. Chẳng hạn, ở nhiều địa phương, nếu di tích từ thời Lê, Nguyễn đã xuống cấp nặng nhưng vẫn giữ được một số di vật cổ rất giá trị như tượng Phật, chuông, bia... thì cũng có thể được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Bởi, chúng ta cần kể tới cả yếu tố lịch sử nữa...
Bề nổi của một câu hỏi rất khó trả lời
Phải chăng, trường hợp chùa Phổ Giác chỉ là bề nổi của một câu hỏi rất khó trả lời: nên bảo tồn và phục dựng theo cách nào cho hợp lý đối với những di tích lịch sử - văn hóa đã mất đi nhiều giá trị theo dòng thời gian? Thực tế, giống như trường hợp của nhiều kiến trúc chùa cổ, chùa Phổ Giác không có bản thiết kế, bản vẽ kỹ thuật và tư liệu đủ để xác định kiến trúc “chuẩn” ban đầu. Hồ sơ của đơn vị thiết kế cũng chỉ ghi chung chung rằng công trình sau khi hoàn thành sẽ có kiến trúc theo “phong cách kiến trúc truyền thống” của các ngôi chùa Việt Nam, cụ thể nếu xét theo niên đại được dựng của chùa Phổ Giác thì sẽ là mẫu kiến trúc cuối Lê đầu Nguyễn...
XSBP 19/4: Xổ số Bình Phước được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Bình Phước. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSHCM 19/4: Được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh, quay thưởng vào lúc 16h10 thứ Hai và thứ Bảy hàng tuần. Kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSHG 19/4: Xổ số Hậu Giang được phát hành bởi Công ty xổ số kiến thiết Hậu Giang. Kết quả xổ số miền Nam được cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Dù được chơi trên sân nhà Pleiku và nhập cuộc chủ động, Hoàng Anh Gia Lai vẫn không thể giành điểm khi để thua 0-1 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh trong trận đấu thuộc vòng 19 V-League 2024/25 diễn ra chiều 18/4.
Thất bại 0-1 ngay trên sân nhà trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh không chỉ khiến HAGL nối dài chuỗi trận bất ổn, mà còn đẩy đội bóng phố Núi vào tình thế khó xử trong cuộc đua trụ hạng.
Sáng 18 tháng 4, người dân được chiêm ngưỡng máy bay thả cờ Đảng và cờ Tổ quốc trên bầu trời Thành Phố Hồ Chí Minh. Bên dưới, tại bến Bạch Đằng, đại bác cũng luyện tập từ sớm để chuẩn bị cho ngày đại lễ 50 năm thống nhất non sông.
XSMB 18/4: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật ngày 18/4/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đã có trận đấu tập duy nhất trong nước, khép lại giai đoạn đầu tiên của quá trình chuẩn bị cho Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025. Thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng sẽ sang Nhật Bản tập huấn từ ngày 20/4, sau đó đến Trung Quốc dự vòng chung kết châu Á 2025.
Ban Chỉ đạo Trung ương các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong giai đoạn 2023-2025 tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Trận cầu điên rồ tại tứ kết Europa League đã khép lại với chiến thắng cho MU. Một đêm bùng nổ tại Old Trafford, và người ta không thể không nhắc tới một cái tên - Casemiro.
Cuốn tiểu thuyết "Báu vật trời Nam – Bên kia thế giới" của nhà văn Nguyễn Thị Anh Thư đã ra mắt độc giả, đánh dấu sự trở lại ấn tượng của một trong những cây bút nữ nổi bật của nền văn học Việt Nam đương đại.
"Yêu lắm Việt Nam"- Dự án kết hợp công nghệ kết nối không dây (NFC) và dữ liệu số đặc biệt có ý nghĩa khi ra mắt trong dịp Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, góp phần lan tỏa tình yêu đất nước, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch trên mọi miền tổ quốc.
Sân khấu West End tráng lệ của London (Anh) bừng sáng với phiên bản nhạc kịch đầy mê hoặc của tiểu thuyết kinh điển The Great Gatsby (Gatsby vĩ đại) ra đời năm 1925 từ ngòi bút F. Scott Fitzgerald.