Đội tuyển Đức: Cách mạng hay không?

03/09/2010 18:46 GMT+7 | Bóng đá Đức

(TT&VH Cuối tuần) - Suốt một tháng tham dự World Cup 2010 tại Nam Phi, đội tuyển Đức đã tạo nên một cơn sốt khi đội quân trẻ của huấn luyện viên Joachim Loew trình diễn thứ bóng đá tấn công đầy ấn tượng, với những trận thắng không tưởng trước Argentina (4-1) hay Anh (4-0). Tuy nhiên, việc chỉ bảo vệ thành công vị trí thứ ba ở World Cup đặt ra câu hỏi rằng liệu Mannschaft có cần thêm một cuộc cách mạng nữa hay không để hướng đến thành công ở Euro 2012 và xa hơn là World Cup 2014?


ĐT Đức - Ảnh: Getty
Sau giải đấu ở Nam Phi, Loew nói rằng đội hình trẻ nhất từng tham dự vòng chung kết World Cup suốt 76 năm qua của bóng đá Đức sẽ vươn lên đỉnh cao nhất của bóng đá thế giới ở Brazil vào mùa hè năm 2014. Đó là một dự đoán hơi lạc quan nhưng hoàn toàn có cơ sở, nhất là sau khi người hâm mộ được chứng kiến các học trò của Jogi chơi bóng ở World Cup 2010. Một dàn cầu thủ trẻ đầy tài năng, được bố trí trong một đội hình chặt chẽ, sử dụng lối chơi rất khoa học với những pha tấn công chớp nhoáng, Mannschaft đã mang đến cho người Đức niềm hy vọng và những người hâm mộ bóng đá trên thế giới sự cảm phục. Tuy nhiên, do chưa tích lũy đủ kinh nghiệm và rèn luyện bản lĩnh vững vàng, Đức đã phải dừng bước trước Tây Ban Nha ở bán kết và tự an ủi mình bằng vị trí thứ ba, thành tích mà họ từng đạt được ở World Cup 2006.

Một vấn đề lớn của đội tuyển Đức ở World Cup 2010 là sự vắng mặt của Michael Ballack. Thủ quân 34 tuổi này dính chấn thương nặng gần một tháng trước ngày khai mạc mang đến nỗi lo cho Mannschaft, nhưng đồng thời cũng mở ra cho huấn luyện viên Loew những giải pháp mới. Trên đất Nam Phi, đội tuyển Đức đã cho thấy họ hoàn toàn không bị phụ thuộc vào Ballack nữa khi Mesut Oezil tỏa sáng ở khu vực giữa sân, Thomas Mueller trở thành ngôi sao bên cánh phải và Lukas Podolski tìm lại chính mình bên cánh trái. Không còn cái bóng của đàn anh Ballack, các ngôi sao trẻ của Mannschaft chơi bóng đầy tự tin và làm nên một giải đấu thành công cho bóng đá Đức. Mặc dù đóng góp rất nhiều cho đội tuyển Đức suốt hơn 10 năm qua nhưng ở tuổi 34, Ballack không còn ở đỉnh cao phong độ và bản thân anh cũng bị gắn liền với biệt danh không mấy hay ho “Kẻ về nhì vĩ đại”.

Những tưởng việc không gọi Ballack trở lại đội tuyển Đức trong đợt tập trung chuẩn bị cho các trận đấu với Bỉ (ngày 4/9 tại Brussels) và Azerbaijan (ngày 8/9 tại Cologne) là một bước đi nữa của huấn luyện viên Loew về một “Mannschaft không Ballack” trong tương lai. Tuy nhiên, với việc khẳng định Ballack vẫn là thủ quân của đội tuyển Đức mới đây, Jogi cho thấy sự lưỡng lự trong việc tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng trẻ hóa. Nên nhớ rằng, ở EuroO 2012 trên đất Ba Lan và Uukraine, khi đó Ballack chuẩn bị bước sang tuổi 36, có lẽ quá già cho một Mannschaft trẻ trung. Thay vì tập trung quá nhiều vào cái tên Ballack, lẽ ra Loew cần thực hiện tiếp những gì mà ông đã làm và bước đầu gặt hái thành công ở World Cup 2010. Với việc gọi lại 17 trên tổng số 23 cầu thủ từng có mặt ở Nam Phi, mà sáu người vắng mặt chủ yếu vì lý do chấn thương, Jogi cho thấy con đường mà ông lựa chọn để đi tiếp trong thời gian tới, dù ít nhiều ông vẫn lấn cấn với trường hợp Ballack.

14 năm qua, kể từ chức vô địch EuroO 1996 đến nay, bóng đá Đức chưa giành được thêm một danh hiệu nào. Khao khát vinh quang.

Hà Minh Chi
Danh sách đội tuyển Đức

Thủ môn

Manuel Neuer (Schalke), Tim Wiese (Bremen), Rrene Adler (Leverkusen).

Hậu vệ

Holger Badstuber, Philipp Lahm (đều Bayern), Marcell Jansen, Heiko Westermann (đều Hamburg), Per Mertesacker (Bremen), Sascha Rriether (Wolfsburg).

Tiền vệ

Cacau, Christian Traesch (đều Stuttgart), Sami Khedira, Mesut Oezil (đều Rreal Madrid), Toni Kroos, Thomas Mueller, Bastian Schweinsteiger (đều Bayern), Marko Marin (Bremen), Lukas Podolski (Cologne).

Tiền đạo

Mario Gomez, Miroslav Klose (đều Bayern), Stefan Kiessling (Leverkusen).

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm