Loại bếp "chuyên dùng ăn lẩu" bỗng nhiên bốc cháy, phát nổ, khiến nhiều người hoang mang: Sai lầm hóa ra đến từ một thứ không ngờ!

19/04/2023 11:27 GMT+7 | HighTech

Bếp từ bốc cháy

Ở Việt Nam, bếp từ ngày càng trở nên thông dụng vì tính an toàn cao, mẫu mã đẹp, tiết kiệm năng lượng, không bị thất thoát nhiệt, hơn nữa là có các chế độ nấu ăn đa dạng, vượt trội hơn so với bếp ga truyền thống.

Bếp từ thường được sử dụng trong khu vực nhà chung cư để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, các mẫu bếp từ đơn, bếp từ mini, còn được sử dụng để ăn lẩu, thường được người Việt ưa chuộng trong các buổi tụ tập ăn uống.

Những sản phẩm nấu nướng trong nhà bếp thường mang nhiệt lớn, dễ gây ra rủi ro cháy nổ. Nhiều người cho rằng các thiết bị điện tử như bếp từ sẽ an toàn hơn bếp gas, không xảy ra nguy cơ mất an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, không có thiết bị nào là hoàn hảo.

Sự cố vẫn có thể xảy ra vì nhiều nguyên do, từ lỗi nhà sản xuất cho đến sơ ý của người dùng hay những yếu tố khách quan như chập điện, hỏng hóc, sử dụng sai cách v.v…

Đã có nhiều trường hợp ghi nhận bếp từ phát nổ hay bốc cháy trên thế giới.

Năm 2018, một phụ nữ đã thiệt mạng và hai người khác bị thương sau khi một chiếc bếp từ phát nổ ở Ấn Độ. Vụ việc hiện vẫn chưa rõ nguyên do. 

Năm ngoái, một nhà báo Nepal đang pha trà bằng bếp từ thì thiết bị này bùng cháy. Người này cho biết, chiếc bếp từ đã được sử dụng trong 5 năm, nhưng đây là lần đầu tiên gặp sự cố như vậy.

Dù vẫn có những trường hợp cháy nổ nguy hiểm, các chuyên gia trấn an rằng đó chỉ là hy hữu bởi bếp từ luôn được đánh giá là có độ an toàn cao. Để tránh xảy ra sự cố không may, người dùng cần chọn bếp từ từ những thương hiệu lớn và lưu ý một số điều khi sử dụng.

Loại bếp "chuyên dùng ăn lẩu" bỗng nhiên bốc cháy, phát nổ, khiến nhiều người hoang mang: Sai lầm hóa ra đến từ một thứ không ngờ! - Ảnh 1.

Bếp từ bắt lửa như thế nào?

Bếp từ được cấu tạo từ thành phần chính là bảng mạch điều khiển được kết nối với mặt nấu bằng chất liệu ceramic (gốm) và dây nguồn.

Mặt nấu có thể chịu được nhiệt độ cao lên tới 600 độ C. Tuy nhiên, dây nguồn không phải là cáp chống cháy nên nó có thể dễ dàng bị hư hại do lửa.

Việc sơ ý quên không tắt bếp, làm cháy đồ ăn, khiến bếp từ quá nóng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng phát hỏa. Hỏa hoạn sẽ xảy ra trong trường hợp bếp từ không có tính năng tự tắt, khiến bếp bị quá nhiệt, làm nóng chảy linh kiện bên trong.

Một số trường hợp quạt của bếp từ không chạy, thậm chí là bốc cháy. Điều này cũng phụ thuộc vào chất lượng bếp.

Tốt nhất, hãy mua bếp từ bởi các thương hiệu đáng tin cậy, có độ an toàn cao, tránh mua đồ rẻ, không rõ nguồn gốc. Hoặc khi mua bếp từ, hãy tránh những rủi ro bằng cách tìm hiểu kinh nghiệm của những người đã từng sử dụng.

Loại bếp "chuyên dùng ăn lẩu" bỗng nhiên bốc cháy, phát nổ, khiến nhiều người hoang mang: Sai lầm hóa ra đến từ một thứ không ngờ! - Ảnh 2.

Sai lầm của nhiều người là để điện thoại lên bếp từ.

Đặc biệt, người dùng cần tránh đặt các đồ kim loại hoặc thiết bị điện tử trên mặt nấu. Nhiều người có thói quen đặt đồ vật lên bếp vì cho rằng bếp từ chỉ nhận các loại nồi, chảo chuyên dụng. Tuy nhiên, các thiết bị điện tử như điện thoại di động có chứa các nguyên tố kim loại như sắt. Một khi bật bếp từ, điện thoại di động sẽ rất dễ bắt nhiệt, gây cháy, nổ.

Dao nhà bếp bằng sắt cũng dễ phản ứng với bếp từ. Lớp gốm hoặc thủy tinh cách nhiệt trên bề mặt bếp từ có thể được sử dụng trực tiếp làm chất dẫn truyền nhiệt, do đó các chất dễ cháy như cán dao bằng nhựa có thể bắt lửa, dễ gây hỏa hoạn.

Không nên đặt khay kim loại dưới bếp từ , hoặc sử dụng bếp từ trên tủ lạnh, lò vi sóng có tấm kim loại vì dễ gây cháy nổ.

Khi khởi động lại bếp từ đã lâu không sử dụng, nhớ vệ sinh và kiểm tra trước, dùng giẻ vắt khô lau sạch bề mặt, sau đó kiểm tra nguồn điện của bếp từ. Nếu bị hư hỏng, hãy nhờ chuyên gia sửa chữa hoặc thay thế kịp thời.

Loại bếp "chuyên dùng ăn lẩu" bỗng nhiên bốc cháy, phát nổ, khiến nhiều người hoang mang: Sai lầm hóa ra đến từ một thứ không ngờ! - Ảnh 3.

Mặt bàn đặt bếp từ phải bằng phẳng. Nếu không, trọng lực của nồi trong quá trình sử dụng sẽ khiến thân lò bị biến dạng, thậm chí là hư hỏng. Mặt bàn có độ nghiêng dễ làm nồi bị tuột ra ngoài gây nguy hiểm.

Khi đặt bếp từ, đảm bảo rằng không có vật cản nào ở các lỗ hút và xả của thân lò. Nếu phát hiện quạt tích hợp của bếp từ không hoạt động thì cần tắt ngay và sửa chữa kịp thời.

Khả năng chịu lực của bếp từ bị hạn chế. Nói chung, trọng lượng của dụng cụ nấu chứa thức ăn không được vượt quá 5 kg và đáy dụng cụ nấu không được quá nhỏ để áp suất lên bề mặt nồi của bếp từ không quá lớn hoặc quá tập trung.

Tuổi thọ sử dụng của bếp từ nói chung là khoảng 5 năm. Bếp từ vượt quá giới hạn cho phép sẽ giảm dần hiệu quả và gia tăng nguy cơ cháy nổ.

Bếp từ có giá thành trải dài, từ mức vài triệu cho đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, dù đắt hay rẻ, người dùng khi mua nhất định cần chọn bếp từ có các tính năng dưới đây:

Bếp tự động tắt khi không có dụng cụ nấu đặt lên trên. Sau khi nhấc nồi ra khỏi bếp thì nguồn điện dừng ngay lập tức. Nếu chạy ở cùng nhiệt độ và công suất trong hai giờ, bếp sẽ tự động dừng.

Tự động kích hoạt chế độ tắt bếp an toàn trong trường hợp quá nóng. Không tạo nhiều nhiệt ảnh hưởng đến nhiệt độ phòng. Khi nấu ăn xong, mặt nấu nhanh chóng nguội. Không thải khí độc hại.

Mạnh Kiên

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm