23/06/2016 21:25 GMT+7 | Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Không chỉ tại Việt Nam, hàng không thế giới cũng ghi nhận hàng nghìn vụ đèn laser chiếu vào máy bay, gây ảnh hưởng tới các phi công và khiến chuyến bay không thể thực hiện đúng lộ trình.
Còn tại Anh, có tổng cộng 94 sự cố liên quan tới laser được ghi nhận tại sân bay Birmingham và 121 vụ ở sân bay quốc tế Heathrow, London trong năm 2015. Toàn nước Anh ghi nhận 1.439 vụ laser uy hiếp an toàn bay của phi cơ (năm 2015) và 1.447 vụ (năm 2014).
Canada cũng không phải ngoại lệ khi thống kê về những vụ chiếu laser uy hiếp an toàn bay tại các phi trường là gần 600 vụ trong năm 2015, cao hơn con số 502 vụ của năm 2014.
Theo chính phủ Anh, các bút laser gây tác động nhiều nhất tới hoạt động của các máy bay. Bút laser sử dụng lượng điện tối đa là 1 miliwatt (mW) khi phát sáng. Mức độ này khá yếu không gây hại trực tiếp cho mắt nhưng có nguy cơ gây lóa mắt và khi xuất hiện vào ban đêm, nó có thể khiến phi hành đoàn và hành khách trên máy bay phải đối mặt với tình thế nguy hiểm.
Một số thiết bị laser có công suất cao tới vài trăm mW, thường phát ra chùm tia sáng xanh lá cây. Loại laser này được xem là cực kỳ nguy hiểm.
Ngành hàng không tại nhiều nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt với vấn nạn chiếu tia laser lên máy bay
Tương tự tại Việt Nam, Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia cho biết, chỉ trong nửa đầu tháng 6 đầu năm nay, cơ quan này đã ghi nhận 4 vụ chiếu tia laser vào máy bay tại khu vực Nội Bài (Sóc Sơn, Hà Nội). Dù chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng khiến cho phi công mất phương hướng, mất kiểm soát máy bay tạm thời, uy hiếp nghiêm trọng an toàn hàng không.
Vào các ngày 2, 11,12, 14 /6 vừa qua, phi công của các hãng hàng không Vietnam Airlines, VietJet khi đang chuẩn bị hạ cánh thì phát hiện có tia laser chiếu lên buồng lái cách Đài chỉ huy không lưu Nội Bài từ 27 km - 40 km.
Theo ông Đinh Đức Tuấn, cơ trưởng máy bay Boeing 787 VNA, người có gần 40 năm kinh nghiệm lái máy bay cho biết, việc chiếu tia laser vào máy bay khi đang cất hoặc hạ cánh đe dọa trực tiếp tới an toàn của chuyến bay và nếu bị chiếu đèn trực tiếp, phi công có thể bị tổn thương mắt. Đèn làm phi công mất phương hướng, mất kiểm soát máy bay tạm thời, đồng nghĩa với việc uy hiếp nghiêm trọng tới an toàn hàng không.
Ông Đinh Đức Tuấn chia sẻ, khi gặp tình huống này, phi công phải hết sức bình tĩnh, không được dụi mắt, đồng thời cần đánh giá tình huống và có thể sử dụng chế độ lái tự động để có thời gian tự ổn định lại, nếu cần thiết có thể chuyển quyền điều khiển cho phi công bên cạnh.
Việc chiếu tia lazer vào buồng lái của phi công dù được đánh giá là tình huống không quá phức tạp nhưng đòi hỏi phi công phải xử lý nhanh vì thời điểm chuẩn bị cất và hạ cánh là đặc biệt quan trọng và phi công phải tập trung cao độ để đảm bảo an toàn cho chuyến bay.
Đoạn phỏng vấn Cơ trưởng Đinh Đức Tuấn về an toàn bay khi bị chiếu tia laser
Duy An
Tổng hợp
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất