Hãy để yên cho bóng đá… thở!

28/03/2018 16:07 GMT+7 | V-League

(Thethaovanhoa.vn) - Năm 2011, Thể thao & Văn hóa có đăng tải một chuyên đề nhiều kỳ, lên án lối chơi nhuốm màu bạo lực (rắn và rát quá mức cần thiết) của SLNA, để rồi người viết phải nhận rất nhiều “gạch đá” và cả những đe dọa. Bóng đá đúng là của đàn ông, như lời HLV Hữu Thắng khẳng định sau trận đấu với Đồng Tháp ở Cao Lãnh, trận đấu mà đội trưởng Huy Hoàng đã rời sân theo phương song song với mặt đất, máu đổ và có cả thẻ đỏ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, bạo lực (theo cách nào đó) đều là biểu hiện của kẻ yếu.

Không đâu ở Việt Nam, trẻ em đá bóng giỏi hơn những đứa trẻ Nghệ - Tĩnh. Đấy là sự thật hiển nhiên. Ngay cả khi phần lớn chúng không chiếm lĩnh được sân chơi chuyên nghiệp, thì ở cấp độ phong trào, cũng khó đội bóng phong trào nào ăn được Nghệ An.

Không máu lửa không phải “quê choa”. Bóng đá có thịnh có suy, bóng đá Nghệ An cũng vậy. Và suy cho cùng, nó cần bầu không khí trong lành để thở, để tồn tại. SLNA trong vài năm qua đã thất thế và đánh mất vị thế số 1 trong làng bóng đá trẻ, dù họ vẫn không ngừng sản sinh ra những tài năng, vì sao?!

Vì sao 'linh hồn' U19 Việt Nam Công Phượng bị lò SLNA từ chối?

Vì sao 'linh hồn' U19 Việt Nam Công Phượng bị lò SLNA từ chối?

Sau màn trình diễn ấn tượng của ĐT U19 Việt Nam mà nòng cốt là các cầu thủ trưởng thành từ Học viện bóng đá HA.GL Arsenal JMG, mọi sự quan tâm đã đổ dồn về phố núi Gia Lai.

Vì công nghệ đào tạo trẻ đã lỗi thời, lạc hậu, không thể cạnh tranh với những lò đào tạo như HAGL, Viettel, Hà Nội hay PVF, ngoài ra còn bị chảy máu nhân tài. Và, bóng đá người lớn - chuyên nghiệp cũng thế. SLNA phải chống chọi với nguy cơ rớt hạng.

Trở lại với câu chuyện mà chúng tôi đề cập ở trên, những bạo lực, mưu mô, những chiêu trò ở nhiều cấp độ, đều là biểu hiện của kẻ yếu. Bởi nếu mạnh, nếu đẹp thực sự và nếu vì bóng đá thực sự, người ta không cần đến những chiêu trò. Bởi bóng đá đơn thuần là trò chơi, tận hiến và tôn vinh các giá trị cao đẹp. Bóng đá vụ lợi là hỏng rồi.

Một người bạn của người viết, Frank Van Eijis, đã chia sẻ rằng, ở VFF và BTC các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) có quá ít những người tham gia hoạt động vì sự phát triển của bóng đá Việt Nam.

Chủ tịch Lê Hùng Dũng:  'Tư duy không logic mới có ý tưởng gạt bỏ bầu Đức khỏi VFF'

Chủ tịch Lê Hùng Dũng: 'Tư duy không logic mới có ý tưởng gạt bỏ bầu Đức khỏi VFF'

Đương kim Chủ tịch Liên đoàn Lê Hùng Dũng đã có cuộc trả lời phỏng vấn Thể thao & Văn hoá liên quan đến nhân sự - vấn đề đang trở thành điểm nóng trước thềm Đại hội VFF khóa VIII...

Frank vốn là cựu cầu thủ, từng khoác áo ACB Hà Nội và Đá Mỹ Nghệ Vạn Chinh ở giải hạng Nhất, giờ đang làm việc như một nhà môi giới chuyên nghiệp. Với một người Hà Lan đã có gần 20 năm “ăn cơm” và hít thở bầu không khí bóng đá Việt Nam, có ý muốn tốt cho nền bóng đá xứ sở, thì ý kiến đóng góp của người này không chỉ để tham khảo.

Những cuộc chiến, bạo lực và phi bạo lực, diễn ra âm thầm hoặc ầm ĩ, nó khiến cho những ánh nhìn vào bóng đá Việt Nam thiếu thiện cảm. Những người đang làm bóng đácần phải cải thiện cho hình ảnh nền bóng đá và các giải đấu tốt hơn. Thực tế, nếu tất cả cùng chung tay, hoàn toàn có thể làm những điều tốt đẹp hơn. Hãy làm mọi thứ tốt đẹp hơn, thay vì đánh nhau, thay vì bạo lực.

Bóng đá Việt Nam đã và đang đón nhận những tín hiệu tích cực, sau đúng 10 năm kể từ chức vô địch AFF Suzuki Cup 2008, và trước đó là suất chơi tứ kết ASIAN Cup 2007, Vòng loại thứ 3 Olympic Bắc Kinh 2008... Đừng ngủ quên hoặc tệ hơn là những đấu đá, khiến nền bóng đá lụn bại thêm 10 năm hoặc hơn nữa.

TUỲ PHONG

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm