'Lee Soo Man từ chức trong ô nhục sẽ là bi kịch của ngành công nghiệp âm nhạc'

17/02/2023 15:33 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Phát ngôn của Chủ tịch Hiệp hội ca sĩ Hàn Quốc về Lee Soo Man trong tranh chấp SM gây xôn xao truyền thông.

Sáng 17/2, cái tên Lee Soo Man tiếp tục là chủ đề nóng khi Dispatch tiết lộ quá khứ biển thủ, bị truy nã trong thời điểm điều hành SM. Tranh chấp SM đã thực sự trở thành "thiên truyện" dài diễn biến thay đổi liên tục, nhiều sự thật về người sáng lập Lee Soo Man khiến công chúng ngỡ ngàng. Đứng trước ồn ào này, Lee Ja Yeon, chủ tịch Hiệp hội Ca sĩ Hàn Quốc đã đưa ra tuyên bố về vụ việc của SM gây xôn xao truyền thông.

Tại sao nói "Lee Soo Man từ chức trong ô nhục sẽ là bi kịch của ngành công nghiệp âm nhạc"? - Ảnh 1.

Ồn ào về Lee Soo Man đang ngày càng gay gắt

Cụ thể, Hiệp hội ca sĩ Hàn Quốc lo ngại về sự "sụp đổ" của Lee Soo Man, cho biết: "Thật không thể tưởng tượng nổi người dẫn dắt Kpop đến thời kỳ công nghiệp hóa lại rơi vào hoàn cảnh làm vật tế thần, như thể ông Lee là sản phẩm của thời đại cũ. Đó sẽ bị coi là hình ảnh xấu ở thị trường nước ngoài.  

... Ngoài những vấn đề và xung đột của SM, việc anh ấy từ chức trong sự ô nhục sẽ là một bi kịch trong ngành công nghiệp âm nhạc". Phát ngôn này của Hiệp hội ca sĩ Hàn Quốc khiến công chúng đặt ra dấu chấm hỏi lớn, liệu mất Lee Soo Man, ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc có bị đình trệ?

Tại sao nói "Lee Soo Man từ chức trong ô nhục sẽ là bi kịch của ngành công nghiệp âm nhạc"? - Ảnh 2.

Lee Soo Man đã tạo nên SM, nhưng liệu mất đi người đàn ông này Kpop có bị đả kích?

Thành tựu của Lee Soo Man

Lee Soo Man từng là ca sĩ nổi danh Hàn Quốc thập niên 80. Năm 1989, "ông trùm" giải trí này bắt đầu sự nghiệp sản xuất khi thành lập SM Entertainment. Sau gần 30 năm hoạt động, SM vươn lên vị thế thương hiệu giải trí thành công nhất Hàn Quốc với hàng loạt nhóm nhạc, nghệ sĩ biểu tượng. Không chỉ dừng lại đào tạo idol Kpop Lee Soo Man còn có tầm ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như tạo ra thương hiệu biểu diễn toàn cầu: SMTOWN LIVE. 

Tại sao nói "Lee Soo Man từ chức trong ô nhục sẽ là bi kịch của ngành công nghiệp âm nhạc"? - Ảnh 3.

H.O.T là nhóm nhạc nam thế hệ 1 tạo nên nền móng Kpop của SM

Không ngoa khi khẳng định Lee Soo Man đã góp phần làm nên sự thành công của làn sóng Kpop. SM là công ty hiếm hoi thành công từ những nhóm nhạc thế hệ đầu tiên mang tính biểu tượng như S.E.S, H.O.T, BoA,... Thế hệ idol thứ 2 là thời điểm SM "bao trùm" ngành công nghiệp giải trí. Một tay Lee Soo Man đã tạo nên DBSK, Super Junior vang danh châu Á. Đặc biệt, nhóm nhạc nữ quốc dân SNSD là đã trở thành tường thành Kpop, có độ lan toả khổng lồ và khẳng định sức ảnh hưởng của SM cùng Lee Soo Man trong giới giải trí. 

Tại sao nói "Lee Soo Man từ chức trong ô nhục sẽ là bi kịch của ngành công nghiệp âm nhạc"? - Ảnh 4.

SNSD là nhóm nhạc nữ tiêu biểu nhất của SM

Tạo nền móng vững chắc qua sự thành công rực rỡ của 2 thế hệ idol đầu tiên, Lee Soo Man tiếp tục những thử nghiệm mới với thế hệ thứ ba gồm EXO, Red Velvet, NCT và nổi bật nhất hiện tại là aespa - nhóm nhạc đầu tiên có phiên bản AI song song. Trong quãng thời gian nắm quyền tại SM, Lee Soo Man đã tạo ra định hướng thần tượng đề cao nhan sắc và giọng hát, đó là lý do SM nổi tiếng "vườn hoa Kpop" và nhiều idol có giọng ca nội lực. Sự lan toả của các idol nhà SM là minh chứng rõ ràng nhất thành công của sự nghiệp Lee Soo Man. Từ một ca sĩ, Lee Soo Man trở thành "ông trùm" một đế giải trí có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất trong làng nhạc. 

Tại sao nói "Lee Soo Man từ chức trong ô nhục sẽ là bi kịch của ngành công nghiệp âm nhạc"? - Ảnh 5.

Lee Soo Man đưa ra tiêu chí chọn nghệ sĩ ưu ái nhan sắc và giọng hát

Tại sao nói "Lee Soo Man từ chức trong ô nhục sẽ là bi kịch của ngành công nghiệp âm nhạc"? - Ảnh 6.

SM nổi tiếng là vườn hoa nhan sắc

Tư duy quản trị vẫn thường xuyên gây tranh cãi

Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng sâu rộng của Lee Soo Man, nhưng trong suốt 30 năm sự nghiệp, Lee Soo Man không ít lần gây sóng gió bởi cách quản lý nghệ sĩ có phần cực đoan. Năm 2009, cộng đồng fan chấn động bởi 3/5 thành viên DBSK kiện công ty bóc lột và rời nhóm. Sau đó, EXO cũng gặp vấn đề tương tự. 

Ngoài các lần bị nghệ sĩ công khai kiện tụng, fan cũng dễ dàng nhận ra lịch trình dày đặc mà Lee Soo Man dành cho gà nhà. Tất cả các idol thuộc SM đều trải qua nhiều năm làm việc cật lực, lịch trình không có khoảng hở để nghỉ ngơi. Thế nhưng, chỉ cần nhóm nhạc có dấu hiệu thụt lùi, SM sẽ bỏ bê, không có định hướng đúng đắn, điển hình như f(x). 

Tại sao nói "Lee Soo Man từ chức trong ô nhục sẽ là bi kịch của ngành công nghiệp âm nhạc"? - Ảnh 7.

f(x) là sự "bỏ bê" đáng tiếc nhất của SM

Tố cáo của CEO Lee Sung Soo và Dispatch mới đây đã khiến khán giả có cái nhìn hoàn toàn khác với Lee Soo Man. Đằng sau sự thành công mang tính biểu tượng, Lee Soo Man có nhiều vấn đề đáng lo ngại như gian lận kinh doanh, nghi ngờ trốn thuế và một số định hướng giải trí lệch chuẩn. Lee Soo Man cũng là lý do lớn nhất khiến aespa không thể comeback. 

'Lee Soo Man từ chức trong ô nhục sẽ là bi kịch của ngành công nghiệp âm nhạc' - Ảnh 9.

NCT khó tiếp cận đông đảo khán giả vì hoạt động đa đội hình

Bên cạnh đó, nhiều fan nhận định các concept mà Lee Soo Man đề ra cho idol cũng đã không còn được tối ưu. aespa thành công với concept metaverse nhưng đi kèm với không ít tranh cãi khi liên tiếp bị đặt lên bàn cân với nhóm nhạc nữ toàn cầu nhà YG BLACKPINK. Định hướng hoạt động đa mô hình của NCT cũng gây khó khăn trong việc giúp nhóm khẳng định hình ảnh và có độ nhận diện ổn định. 

Sau "cú ngã" này của Lee Soo Man, sẽ khó để ông trùm giải trí vực lại danh tiếng. Các đế chế giải trí trẻ khác như HYBE, Starship hay YG vẫn đang làm tốt. Mất đi một Lee Soo Man, Kpop vẫn còn nhiều nhân tố tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp âm nhạc. 

Ảnh: Twitter 

Tuyết Hiền

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm