Làng gốm Bát Tràng: Tinh hoa gốm Việt

12/02/2025 10:48 | Du lịch
Minh Hiếu

Ngày 14/2/2025 tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón chứng nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo thế giới. Đây là hai làng nghề đầu tiên của Việt Nam tham gia vào mạng lưới này, góp phần quảng bá tinh hoa nghề và xúc tiến thương mại cho Hà Nội trong thời gian tới.

Với lịch sử hàng trăm năm, Bát Tràng không chỉ là cái nôi của nghề gốm sứ mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và tinh hoa thủ công Việt Nam. Những sản phẩm gốm ở đây kết tinh kỹ thuật điêu luyện, đường nét tinh xảo và vẻ đẹp hài hòa, vừa mang đậm dấu ấn truyền thống vừa không ngừng đổi mới để đáp ứng nhu cầu hiện đại. Việc được công nhận lần này sẽ góp phần đưa Bát Tràng trở thành trung tâm giao lưu, quảng bá văn hóa và thúc đẩy thương mại làng nghề trong thời gian tới.

Tinh hoa sản phẩm gốm Bát Tràng

Làng gốm Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội, là một trong những làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam, hình thành từ thế kỷ XIV-XV khi các dòng họ làm gốm từ Ninh Bình di cư đến vùng Bạch Thổ phường (nay là xã Bát Tràng) để lập nghiệp. Nhờ nguồn đất sét trắng dồi dào, Bát Tràng nhanh chóng phát triển, ban đầu chuyên sản xuất vật dụng sinh hoạt, sau đó mở rộng sang các dòng gốm cao cấp phục vụ tầng lớp quý tộc và cung đình.

Làng gốm Bát Tràng: Tinh hoa gốm Việt - Ảnh 1.

Phủ men lên tác phẩm gốm "Ngự long khánh hội" tại xưởng nghệ nhân Nguyễn Trọng Nghĩa. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Thời kỳ hoàng kim của gốm bát Tràng là vào thế kỷ XV-XVII. Không chỉ phổ biến trong nước gốm Bát Tràng còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVIII-XIX, các biến động chính trị và kinh tế đã khiến thị trường xuất khẩu thu hẹp, làm nghề gốm suy giảm. Từ những năm 1960, gốm Bát Tràng hồi sinh nhờ mô hình hợp tác xã và phát triển mạnh mẽ trở lại khi chuyển sang kinh tế thị trường.

Ngày nay, làng gốm Bát Tràng không chỉ giữ gìn và phát huy các kỹ thuật truyền thống mà còn sáng tạo, đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện đại, khẳng định vị thế trong ngành gốm sứ Việt Nam, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Gốm sứ Bát Tràng là sản phẩm mang tính nghệ thuật độc đáo, từ việc lựa chọn nguồn nguyên liệu cầu kỳ và kỹ lưỡng, công cụ chế biến đặc trưng, quy trình và kỹ thuật chuyên biệt thể hiện rõ tài năng, sức sáng tạo của người thợ gốm Bát Tràng qua nhiều thế hệ.

Nét đẹp và độ tinh xảo của gốm Bát Tràng được thể hiện ở quy trình sản xuất thủ công trên bàn xoay, kiểu be trạch tạo xương gốm dày cùng kỹ thuật in trên khuôn gỗ và đổ rót vào khuôn thạch cao. Đặc biệt, kỹ thuật nung gốm ở nhiệt độ cao giúp sản phẩm có độ bền cao, màu sắc đẹp và tinh xảo. Cùng với sự kết hợp tinh tế giữa các loại men cổ truyền như men ngọc, men rạn, men lam với kỹ thuật chạm khắc, vẽ tay tỉ mỉ, đã góp phần tạo nên thương hiệu nổi tiếng của làng gốm Bát Tràng.

Kinh nghiệm truyền đời của làng gốm Bát Tràng là "Nhất xương, nhì da, thứ ba dạt lò", nghĩa là đất làm gốm phải đảm bảo độ rắn chắc cho sản phẩm, kế đó là kỹ thuật tạo men, men nâu, men xanh lam, men rêu, men rạn… Cuối cùng người thợ gốm phải thật kinh nghiệm trong khâu nung lò để có được sản phẩm gốm sứ Bát Tràng như ý và không bị lỗi.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay, gốm Bát Tràng vẫn giữ được những vẻ đẹp độc đáo và tinh xảo trong từng sản phẩm, đưa gốm sứ Bát Tràng ngày càng hội nhập và phát triển trên thị trường thế giới.

Các dòng sản phẩm chính của gốm Bát Tràng bao gồm: Đồ thờ cúng: lư hương, bát hương, đỉnh đồng men rạn, chân đèn, đôn sứ…; Đồ gia dụng: bát đĩa, ấm chén, nồi niêu, chum vại…; Gốm trang trí: lọ hoa, tượng gốm, phù điêu, tranh gốm...; Gốm mỹ nghệ: các sản phẩm nghệ thuật sáng tạo theo yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Hiện nay, các sản phẩm gốm Bát Tràng đang ngày càng trở lên phong phú và đa dạng, bên cạnh các mặt hàng truyền thống thì Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng.

Làng gốm Bát Tràng còn là cái nôi của nhiều nghệ nhân gốm tài hoa, những người đã góp phần bảo tồn và phát triển nghề truyền thống. Thời gian qua, một số nghệ nhân đã thành công trong việc khôi phục lại những đồ gốm cổ truyền với kiểu dáng, nước men từ thời Lý, Trần, Lê, Mạc… Có thể kể đến một số nghệ nhân tiêu biểu như: Nghệ nhân Trần Độ - được mệnh danh là “Vua men gốm”, tạo ra nhiều sản phẩm men quý hiếm; Nghệ nhân Tô Thanh Sơn - người được ví “thu cả vũ trụ vào trong chén nhỏ”, đã cho ra đời nhiều sản phẩm ấm chén, bát đĩa đặc sắc; Nghệ nhân Nguyễn Văn Hưng với nhiều tác phẩm gốm độc đáo mang tinh hoa dân tộc; Nghệ nhân Trần Hợp - nổi tiếng với hai nước men là huyết dụ và kết tinh; Nghệ nhân Nguyễn Khang - chuyên sâu về các dòng sản phẩm tranh gốm và tranh sứ… Những nghệ nhân này không chỉ tiếp nối tinh hoa nghề cổ mà còn truyền dạy cho thế hệ trẻ, giúp làng nghề tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Năm 2019, nghề gốm Bát Tràng đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sự kiện làng gốm Bát Tràng được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu là một dấu mốc quan trọng, không chỉ khẳng định giá trị văn hóa, nghệ thuật của làng nghề mà còn mở ra cơ hội giao lưu, hợp tác quốc tế. Việc gia nhập mạng lưới này giúp Bát Tràng có thêm cơ hội quảng bá sản phẩm, thu hút đầu tư và phát triển du lịch làng nghề. Đồng thời, đây cũng là động lực để các nghệ nhân và người dân Bát Tràng tiếp tục sáng tạo, gìn giữ bản sắc truyền thống, nâng cao chất lượng sản phẩm để vươn ra thị trường thế giới.

Làng gốm Bát Tràng: Tinh hoa gốm Việt - Ảnh 2.

Để có một sản phẩm gốm độc đáo, kích thước càng lớn, càng đòi hỏi người làm gốm Bát Tràng phải tỉ mỉ trong từng công đoạn, từ lên ý tưởng, vẽ thô, đắp nổi, nặn, vuốt... Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN

Điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn

Không chỉ là trung tâm sản xuất gốm, Bát Tràng còn trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Một trong những hoạt động được du khách yêu thích nhất khi đến Bát Tràng là tự tay làm gốm. Các xưởng gốm tại đây luôn sẵn sàng hướng dẫn du khách từ khâu nặn đất, tạo hình trên bàn xoay, trang trí họa tiết đến công đoạn tráng men và nung gốm. Đây không chỉ là một trải nghiệm thú vị mà còn giúp du khách hiểu rõ hơn về sự kỳ công và tâm huyết của những người thợ làm gốm.

Chợ gốm Bát Tràng là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn mua sắm các sản phẩm gốm sứ chất lượng. Với hàng trăm gian hàng bày bán đa dạng các loại gốm, từ những vật dụng nhỏ xinh như chén, bát, ly tách cho đến những tác phẩm nghệ thuật cầu kỳ, nơi đây thực sự là thiên đường cho những tín đồ yêu thích đồ gốm.

Bên cạnh gốm sứ, Bát Tràng còn lưu giữ nhiều dấu ấn kiến trúc cổ, điển hình là nhà cổ Vạn Vân - một không gian trưng bày và bảo tồn các sản phẩm gốm sứ qua các thời kỳ. Ngôi nhà được xây dựng theo kiến trúc cổ Bắc Bộ, với cột gỗ lim, mái ngói đỏ và sân gạch truyền thống. Bên trong nhà là một bộ sưu tập đồ gốm quý hiếm, có niên đại từ thế kỷ XV đến nay, giúp du khách hiểu hơn về sự phát triển của nghề gốm Bát Tràng qua từng thời kỳ.

Một sự kiện hấp dẫn khác tại làng gốm là Lễ hội làng Bát Tràng, thường diễn ra vào giữa tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để người dân địa phương bày tỏ lòng thành kính với tổ nghề gốm, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và trình diễn làm gốm truyền thống. Ngoài ra, vào dịp cuối năm, làng gốm Bát Tràng còn tổ chức hội chợ gốm sứ, nơi trưng bày và giới thiệu những sản phẩm gốm mới nhất, thu hút đông đảo du khách và các nhà sưu tầm gốm sứ.

Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều chính sách hỗ trợ làng nghề phát triển du lịch, trong đó có việc nâng cấp hạ tầng giao thông, mở rộng các tuyến xe buýt kết nối Bát Tràng với trung tâm thành phố. Nhờ đó, việc di chuyển đến Bát Tràng trở nên dễ dàng hơn, giúp làng gốm thu hút nhiều du khách hơn.

Với sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự sáng tạo không ngừng của các nghệ nhân, du lịch Bát Tràng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các dịch vụ homestay, nhà hàng, quán cà phê theo phong cách làng quê cũng được đầu tư, giúp du khách có trải nghiệm trọn vẹn hơn khi đến với Bát Tràng.

Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, làng gốm Bát Tràng không chỉ là niềm tự hào của người dân Hà Nội mà còn là biểu tượng của văn hóa Việt Nam. Việc làng nghề này được công nhận là thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu là minh chứng cho sức sống mạnh mẽ và sự sáng tạo không ngừng của một làng nghề truyền thống. Trong tương lai, Bát Tràng sẽ tiếp tục phát triển, vừa giữ gìn giá trị cốt lõi của gốm Việt, vừa vươn xa hơn trên bản đồ gốm sứ thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Sáng 13/2, tại sân đá chùa Côn Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Hành khách mua vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đến hết ngày 4/5/2025

Hành khách mua vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đến hết ngày 4/5/2025

Năm 2025, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 được nghỉ dài ngày (5 ngày) nên nhu cầu đi lại bằng tàu hỏa của người dân trước và sau kỳ nghỉ lễ dự báo tăng cao hơn so với ngày thường.

Kiên Giang - top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới năm 2025

Kiên Giang - top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới năm 2025

Tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) đã được nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu Booking.com vinh danh là một trong “10 điểm đến thân thiện nhất thế giới” trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13.

Cơ hội phát triển kinh tế du lịch từ những lễ hội mùa Xuân

Cơ hội phát triển kinh tế du lịch từ những lễ hội mùa Xuân

Tại Hòa Bình, dân tộc Mường chiếm hơn 60% dân số, cùng đồng bào các dân tộc khác tạo nên một nền văn hóa đa dạng với những nét riêng biệt về bản sắc.

Quảng Ninh - Điểm đến hấp dẫn của các triệu phú thế giới

Quảng Ninh - Điểm đến hấp dẫn của các triệu phú thế giới

Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, sáng 11/2, trực thăng chở hai triệu phú Hoa Kỳ đã hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn lúc 11 giờ 30 phút và bắt đầu hành trình du lịch trải nghiệm cao cấp kết hợp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại địa phương.

Đà Nẵng - Top 10 điểm đến ẩm thực năm 2025 do Michelin Guide bình chọn

Đà Nẵng - Top 10 điểm đến ẩm thực năm 2025 do Michelin Guide bình chọn

Tháng 1/2025, Michelin Guide công bố danh sách 10 điểm đến hấp dẫn năm 2025 cho du khách vừa mê ẩm thực vừa thích khám phá. Trong đó, ở khu vực châu Á, Michelin Guide gợi ý Đà Nẵng là một nơi phải tới trong năm 2025.

Hoa mận Bắc Hà bung nở trắng trời cao nguyên

Hoa mận Bắc Hà bung nở trắng trời cao nguyên

Mỗi dịp Xuân về, trên khắp các thung lũng, các bản làng lưng chừng đồi của cao nguyên Bắc Hà, cách trung tâm thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) khoảng 70km, những rừng hoa mận trắng muốt đồng loạt bung nở tạo nên một khung cảnh thơ mộng, tựa như bức tranh cổ tích giữa đại ngàn núi rừng Tây Bắc.

Thành phố Venice, Italy gia hạn thuế du lịch đến hết năm 2025

Thành phố Venice, Italy gia hạn thuế du lịch đến hết năm 2025

Ngày 10/2, chính quyền thành phố Venice (Italy) thông báo gia hạn chính sách vé tham quan trong ngày đến hết năm 2025, sau khi chương trình thử nghiệm năm ngoái đã giúp "giảm nhẹ" lượng khách.

Tin mới nhất

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2025

Sáng 13/2, tại sân đá chùa Côn Sơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức lễ khai hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Hành khách mua vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đến hết ngày 4/5/2025

Hành khách mua vé tàu dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đến hết ngày 4/5/2025

Năm 2025, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 được nghỉ dài ngày (5 ngày) nên nhu cầu đi lại bằng tàu hỏa của người dân trước và sau kỳ nghỉ lễ dự báo tăng cao hơn so với ngày thường.

Kiên Giang - top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới năm 2025

Kiên Giang - top 10 điểm đến thân thiện nhất thế giới năm 2025

Tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) đã được nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu Booking.com vinh danh là một trong “10 điểm đến thân thiện nhất thế giới” trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13.

Cơ hội phát triển kinh tế du lịch từ những lễ hội mùa Xuân

Cơ hội phát triển kinh tế du lịch từ những lễ hội mùa Xuân

Tại Hòa Bình, dân tộc Mường chiếm hơn 60% dân số, cùng đồng bào các dân tộc khác tạo nên một nền văn hóa đa dạng với những nét riêng biệt về bản sắc.

Quảng Ninh - Điểm đến hấp dẫn của các triệu phú thế giới

Quảng Ninh - Điểm đến hấp dẫn của các triệu phú thế giới

Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, sáng 11/2, trực thăng chở hai triệu phú Hoa Kỳ đã hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn lúc 11 giờ 30 phút và bắt đầu hành trình du lịch trải nghiệm cao cấp kết hợp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại địa phương.

Đà Nẵng - Top 10 điểm đến ẩm thực năm 2025 do Michelin Guide bình chọn

Đà Nẵng - Top 10 điểm đến ẩm thực năm 2025 do Michelin Guide bình chọn

Tháng 1/2025, Michelin Guide công bố danh sách 10 điểm đến hấp dẫn năm 2025 cho du khách vừa mê ẩm thực vừa thích khám phá. Trong đó, ở khu vực châu Á, Michelin Guide gợi ý Đà Nẵng là một nơi phải tới trong năm 2025.

Hoa mận Bắc Hà bung nở trắng trời cao nguyên

Hoa mận Bắc Hà bung nở trắng trời cao nguyên

Mỗi dịp Xuân về, trên khắp các thung lũng, các bản làng lưng chừng đồi của cao nguyên Bắc Hà, cách trung tâm thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) khoảng 70km, những rừng hoa mận trắng muốt đồng loạt bung nở tạo nên một khung cảnh thơ mộng, tựa như bức tranh cổ tích giữa đại ngàn núi rừng Tây Bắc.

Thành phố Venice, Italy gia hạn thuế du lịch đến hết năm 2025

Thành phố Venice, Italy gia hạn thuế du lịch đến hết năm 2025

Ngày 10/2, chính quyền thành phố Venice (Italy) thông báo gia hạn chính sách vé tham quan trong ngày đến hết năm 2025, sau khi chương trình thử nghiệm năm ngoái đã giúp "giảm nhẹ" lượng khách.

Văn hóa Việt Nam tỏa sáng tại Lễ hội Tết Âm lịch lớn nhất Pháp

Văn hóa Việt Nam tỏa sáng tại Lễ hội Tết Âm lịch lớn nhất Pháp

Trong một dấu mốc lịch sử đáng ghi nhớ, Việt Nam lần đầu tiên góp mặt tại Lễ hội tuần hành mừng Năm mới Âm lịch Ất Tỵ 2025 tại Quận 13, Paris, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam tại Pháp.

Vẻ đẹp hoang sơ của bãi đá 7 màu tại Bình Thuận

Vẻ đẹp hoang sơ của bãi đá 7 màu tại Bình Thuận

Bãi đá 7 màu tại xã Bình Thạnh (Tuy Phong, Bình Thuận) còn có tên gọi là bãi Cà Dược, trải dọc bờ biển khoảng 1km, được phủ đầy những viên đá nhiều màu sắc. Đây là một điểm nhấn của du lịch Tuy Phong trong những năm qua.