Kỷ niệm 59 năm Ngày thành lập Thông tấn xã Giải phóng (12/10/1960 - 12/10/2019)

08/10/2019 16:11 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 12/10/1960, Thông tấn xã Giải phóng (TTXGP) chính thức được thành lập tại chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh) - căn cứ địa của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; là một bộ phận của Xứ ủy, sau là Trung ương Cục miền Nam.

Nơi ghi dấu ấn sâu sắc hoạt động của Thông tấn xã Giải phóng

Nơi ghi dấu ấn sâu sắc hoạt động của Thông tấn xã Giải phóng

Bia kỷ niệm đã khắc 16 chữ vàng do Trung ương Cục miền Nam tặng Thông tấn xã Giải phóng: "Cần cù dũng cảm, tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ".

Trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho đến ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, TTXGP luôn nhận được sự chi viện hết mình về nhân lực, trang thiết bị kỹ thuật của Việt Nam Thông tấn xã.

Ngày 12/5/1976, hai đơn vị hợp nhất với tên chung là Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), tiếng nói chính thức của Đảng và Nhà nước, là dòng thông tin chủ lưu mang tính định hướng quan trọng.

Chú thích ảnh
Tổ phóng viên mũi nhọn của Việt Nam Thông tấn xã đưa tin, ảnh về Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. Ảnh: TTXVN
Chú thích ảnh
Bồi dưỡng nghiệp vụ ảnh báo chí cho các phóng viên tại căn cứ Thông tấn xã Giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chú thích ảnh
Nhân kỷ niệm 70 năm thành lập TTXVN và 55 năm thành lập Thông tấn xã Giải phóng, ngày 26/9/2015, Hội Cựu chiến binh Cơ quan TTXVN Khu vực phía Nam tổ chức chương trình về nguồn, thăm lại chiến trường xưa, dâng hương tại Bia tưởng niệm Thông tấn xã Giải phóng ở khu Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát, huyện Tân Biên (Tây Ninh). (Ảnh: Lê Đức Hoảnh/TTXVN)
Chú thích ảnh
Lễ kỷ niệm 52 năm Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung bộ và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng, ngày 15/9/2012. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Chú thích ảnh
Ngày 25/7/2012, đoàn cán bộ, phóng viên, đoàn viên thanh niên Cơ quan đại diện TTXVN tại thành phố Đà Nẵng đến dâng hương tại Bia tưởng niệm các Liệt sỹ Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung Bộ tại xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam – nơi là căn cứ cuối cùng của Thông tấn xã Giải phóng Trung Trung Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Chú thích ảnh
Giao lưu với nguyên phóng viên, biên tập viên TTX Giải phóng tại lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập TTXVN và 55 năm Ngày thành lập Thông tấn xã Giải phóng, sáng 12/10/2015, tại TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Chú thích ảnh
Ngày 25/5/2019, đoàn công tác của TTXVN do Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Lợi dẫn đầu, đến dâng hương tại Bia tưởng niệm các liệt sỹ Thông tấn xã Giải phóng ở Di tích căn cứ Khu ủy V (xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). Trong ảnh: Tổng Giám TTXVN Nguyễn Đức Lợi xem các hiện vật tại di tích. (Ảnh: Xuân Triệu/TTXVN)
Chú thích ảnh
Ngày 25/5/2019, đoàn công tác của TTXVN do Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Lợi dẫn đầu, đến dâng hương tại Bia tưởng niệm các liệt sỹ Thông tấn xã Giải phóng ở Di tích căn cứ Khu ủy V (xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). (Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN)
Chú thích ảnh
Nhà báo Hứa Kiểm, nguyên phóng viên ảnh của Việt Nam Thông tấn xã chi viện cho TTXGP, đã chụp được nhiều bức ảnh nổi tiếng, lưu lại chân thực những khoảnh khắc trong cuộc chiến kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Việt Nam. Năm 2016, Cụm tác phẩm 'Đường 20 quyết thắng' của ông được xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật lĩnh vực nhiếp ảnh. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Chú thích ảnh
Chặng dừng chân của đoàn phóng viên GP 10 của Việt Nam Thông tấn xã trên đường vào Chiến dịch Hồ Chí Minh để chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chú thích ảnh
Bộ phận điện vụ của Thông tấn xã Giải phóng hoạt động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: TTXVN)
Chú thích ảnh
Tháng 3/1973, 150 phóng viên, điện báo viên, kỹ thuật viên Khóa GP10 của Việt Nam Thông tấn xã lên tàu vào chi viện cho Thông tấn xã Giải phóng tại chiến trường miền Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chú thích ảnh
Các phóng viên ảnh Thông tấn xã Giải phóng trao đổi công tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: TTXVN)
Chú thích ảnh
Các phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tại căn cứ Trà Nô của Khu V, năm 1974. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)
Chú thích ảnh
Tháng 3/1973, sau Hiệp định Paris hai tháng, nhà báo Trần Thanh Xuân, Phó Tổng biên tập Việt Nam Thông tấn xã Trần Thanh Xuân lên đường đi B nhận nhiệm vụ lãnh đạo Thông tấn xã Giải phóng. Trong ảnh: Gia đình và đồng nghiệp tiễn nhà báo Trần Thanh Xuân (đội mũ) dẫn đầu đoàn phóng viên GP10 vào chiến trường miền Nam (1973). (Ảnh: TTXVN)
Chú thích ảnh
Tổ điện báo viên của Thông tấn xã Giải phóng gửi tin, bài về tổng xã trong những ngày kháng chiến. (Ảnh: TTXVN)
Chú thích ảnh
Các phóng viên Trần Mai Hưởng và Ngọc Đảm tham gia đưa tin về Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. (Ảnh: TTXVN)
Chú thích ảnh
Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng và Việt Nam Thông tấn xã tham gia đưa tin trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tháng 4/1975. (Ảnh: TTXVN)
Chú thích ảnh
Phóng viên Đinh Quang Thành của Việt Nam Thông tấn xã gặp gỡ, thu thập thông tin từ người dân Sài Gòn trong ngày giải phóng, 30/4/1975. (Ảnh: TTXVN)
Chú thích ảnh
Phóng viên ảnh Phong Vân (bút danh Chính Vân) của Thông tấn xã Giải phóng khai thác thông tin về du kích xã An Phú, huyện Củ Chi bắn hạ máy bay Mỹ, tháng 4/1975. (Ảnh: Nguyễn Đức Cảnh/TTXVN)

TTXVN  

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm