08/04/2017 10:49 GMT+7 | Tư vấn du lịch
(Du lịch - Thethaovanhoa.vn) - Chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm khám phá Cao Bằng cho các bạn lên kế hoạch du lịch trải nghiệm ở một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Bắc.
Vào mỗi mùa, Cao Bằng lại mang trong mình một vẻ đẹp riêng. Vì vậy tùy theo mục đích chuyến đi để lựa chọn thời gian đến thích hợp. Mùa khô từ tháng 10 – tháng 5, mùa mưa từ tháng 6-tháng 9. Khoảng thời gian được cho là đẹp nhất để đến Cao Bằng là tầm tháng 8 - 9, là mùa nước đầy ở thác Bản Giốc và tháng 11 – 12 là thời điểm hoa tam giác mạch và hoa dã quỳ nở nhiều.
2. Đến Cao Bằng như thế nào?
+Bằng xe máy
Thành phố Cao Bằng cách Hà Nội khoảng 280km, bạn có thể lựa chọn đi theo một trong các cách sau
- Lựa chọn 1: Hà Nội qua cầu Thanh Trì đi vào cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, sau đó đi vào địa phận tỉnh Bắc Kạn, đi thẳng theo hướng quốc lộ 3 đến địa phận tỉnh Cao Bằng. Đi đường này khá thuận tiện, cao tốc Hà Nội - Cao Bằng giao thông thuận lợi nhưng đường vắng và không có chỗ dừng chân nghỉ ngơi cho đến khi vào địa phận huyện Phú Lương - Thái Nguyên.
- Lựa chọn 2: Theo quốc lộ 3 cũ: Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Nếu đi theo đường này thì từ huyện Phổ Yên đến thành phố Thái Nguyên đường đi khá khó khăn, giao thông lớn.
Nếu đi theo 2 lộ trình trên, bạn sẽ đi qua 5 đèo: Đèo Giàng, đèo Gió, đèo Ngân Sơn, đèo Cao Bắc, đèo Tài Sìn Hồ trong đó đèo Gió là dài và nguy hiểm nhất, cần lưu ý khi đến đèo. Lên đến đèo Gió, bạn có thể nghỉ ngơi tại đỉnh đèo.
- Lựa chọn 3: Đi theo quốc lộ 1A về Lạng Sơn, đi theo quốc lộ 4 đến Cao Bằng. Lưu ý: đường từ Lạng Sơn đi Cao Bằng là đường đèo nhỏ, nguy hiểm, rất nhiều xe vận tải lớn lưu thông. Bạn nên đi chậm và chú ý các khúc cua.
+Bằng xe khách
Nếu bạn chọn đến Cao Bằng bằng xe khách thì bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình để đón xe đi Cao Bằng. Mỗi ngày có khoảng 3 chuyến xe chạy tuyến Mỹ Đình - Cao Bằng và cả 3 tuyến này đều chạy buổi tối, giá vé khoảng 190.000-200.000VNĐ/người/vé (tùy từng nhà xe). Khi đến bến xe Cao Bằng, bạn bắt tiếp xe từ bến xe Cao Bằng lên Bản Giốc. Thành phố Cao Bằng cách Trùng Khánh khoảng 65km và từ thị trấn Trùng Khánh đến thác Bản Giốc phải đi thêm khoảng 25km nữa.
*Một số nhà xe chạy tuyến Hà Nội - Cao Bằng
- Xe Hải Vân: (Tại Hà Nội: (04) 3722.3588 – 01677.24.24.24); Tại Cao Bằng: 01686.24.24.24.
- Xe Hưng Thành: Bến Mỹ Đình: 0972.222.694; Bến Lương Yên: 0972.222.694; Bến Cao Bằng: 0989.481.481.
- Xe Khánh Toàn: 0915.660.062 - 0913.010.062.
- Xe Ngọc Hà: 0912.577.004 - 0912.455.915.
- Xe Lương Sùng: 0912.455.915 – 0912.577.044.
- Xe Hiến Lợi: 026 3858679 – 026 3851499 – 0915 046784 – 0913 256178.
- Xe Thanh Ly: 0916 121888 – 0912 237252.
3.Thuê xe máy ở Cao Bằng
Dịch vụ cho thuê xe máy ở Cao Bằng đến thời điểm này vẫn còn rất ít. Các bạn có thể thuê xe ở một trong hai địa điểm sau:
+Bạn Kiên (0918281444) có cửa hàng cho thuê xe máy ở ngay trung tâm thành phố, cách bến xe khách khoảng 1km, giá 200k/ngày đầu tiên, từ ngày thứ 2 trở đi giảm còn 150k/ngày
+Bạn Hùng (01695449797) có xe máy cho thuê với giá 150k/ngày (7h00 - 19h00)
4. Lưu trú tại Cao Bằng
*Nhà nghỉ tại Trùng Khánh
Nhà khách UBND huyện Trùng Khánh
Add: Thị trấn Trùng Khánh
Tel : 0263826190
Nhà nghỉ Thiện Tài
Add : Thị trấn Trùng Khánh
Tel: 0263826537
Nhà nghỉ Minh Đức
Add : Thị trấn Trùng Khánh
Tel: 0263826588
Nhà nghỉ Hoàn Lê
Add : Thị trấn Trùng Khánh
Mobile: 01695705355
Nhà nghỉ Trung Hiếu
Add : Thị trấn Trùng Khánh
Tel: 0263826217
*Nhà nghỉ tại Thành phố Cao Bằng
Nhà nghỉ Hải Yến
Add : Pác Bó, Sông Bằng, Thành phố Cao Bằng
Tel : 0912018248
Nhà nghỉ Sơn Bằng
Add : Pác Bó, Thành phố Cao Bằng
Tel : 0263855995
Nhà nghỉ Công Hằng
Add : 69 Xuân Trường, Thành phố Cao Bằng
Tel : 0263852186
Nhà nghỉ Trung Thành
Add : 125 Kim Đồng, Thành phố Cao Bằng
Tel : 0263853810
Nhà nghỉ Hòa Bình
Add : 47 Lê Lợi, Thành phố Cao Bằng
Tel : 0263855258
Nhà nghỉ Ngọc Sơn
Add : Kim Đồng, Thành phố Cao Bằng
Tel : 0263852658
Nhà khách Điện Lực
Add : Số 105 Xuân Trường, Thành phố Cao Bằng
Tel : 0263855737
*Khách sạn ở Cao Bằng
Khách sạn Thành Đạt
Add: Tổ 19, phường Sông Bằng, Thành phố Cao Bằng
Mobile: 0976.248.666
Khách sạn Hoa Việt
Add: Số 14, tổ 30, phố Kim Đồng, Hợp Giang, TP Cao Bằng
Mobile: 0986.785.786
Khách sạn Sơn Tùng
Add: Số 1, tổ 31, phố Hồng Việt, Hợp Giang, TP Cao Bằng
Mobile: 0915.665.298
Khách sạn Duy Hương
Add: Phố Hòa Trung, Thị trấn Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
Mobile: 0982.820.155
Khách sạn Phương Dung
Add: Tổ 17, Hợp giang, TP Cao Bằng
Mobile: 01652041001 - 0913279429
Khách sạn Ngọc Sơn
Add: Phố Kim Đồng, Hợp Giang, TP Cao Bằng
Mobile: 0982.865.889
Khách sạn Hùng Thịnh
Add : Tổ 7, phường Sông Bằng, TP Cao Bằng
Mobile : 0919856136
Khách sạn Hà Châu
Add : Tổ 17, Hợp Giang, TP Cao Bằng
Tel : 0912500756
Khách sạn Hoàng Hà
Add : Tổ 7, Hợp Giang, TP Cao Bằng
Mobile : 0982246368
Khách sạn Kỳ Diệu
Add: Tổ 15, phường Sông Bằng, TP Cao Bằng
Mobile: 0977063599
Khách sạn Vị Hoàng
Add: Số 9, Hoàng Văn Thụ, Hợp Giang, Cao Bằng
Mobile: 0975881188
5.Điểm thăm quan, khám phá
5.1 Thác Bản Giốc (Cách thành phố Cao Bằng khoảng 90km)
La thác nước lớn thứ tư trên thế giới trong số các thác nước đẹp nằm trên biên giới giữa các quốc gia và là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam và là thắng cảnh du lịch nổi tiếng nhất của Cao Bằng. Thác mang một vẻ đẹp hùng vĩ và nguyên sơ đến kinh ngạc.
5.2 Động Ngườm Ngao (Cách thác Bản Giốc 3km)
Động Ngườm Ngao có vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, mang đậm màu sắc huyền ảo. Từng chùm thạch nhũ buông rủ, tạo nên những hình thù kỳ lạ, kích thích sự tò mò nơi du khách. Khung cảnh rất sinh động, kỳ thú khiến ta phải thán phục. Trong lòng hang động Ngườm Ngao còn có một dòng suối ngầm chảy qua, tuy nhiên khu vực này khá nguy hiểm, không nên tới gần nếu không có hướng dẫn viên đi kèm.
5.3 Suối Lê Nin, hang Pắc Bó (cách TP Cao Bằng khoảng 55km)
Suối Lenin, hang Pắc Bó là di tích lịch sử nổi tiếng, nơi Bác Hồ chọn là nơi làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài. Suối Lenin, hang Pắc Bó là 2 địa danh đã rất quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam từ thuở còn cắp sách tới trường.
Nơi đây cũng là một thắng cảnh đẹp với núi non xanh tươi, dòng suối mát lành, sơn thủy hữu tình. Nằm giữa rừng già, khu di tích có một bầu không khí mát mẻ, lộng gió, luôn luôn thơm ngát hoa rừng.
5.4 Hồ Thang Hen
Hồ Thang Hen là nơi có phong cảnh đẹp và thơ mộng nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Hồ trong xanh, trải dài ngút tầm mắt. Lòng hồ nằm trọn trong khu rừng già nguyên sinh, trên bờ là dãy cây cổ thụ cao, đổ mình in bóng xuống mặt nước. Vào những ngày nóng bức, không khí ở đây vẫn mát lạnh. Để khám phá lòng hồ, bạn có thể thuê thuyền để dạo chơi theo dòng nước. Ngoài ra, còn rất nhiều địa danh khác ở Cao Bằng không nên bỏ qua như: thành Bạch Mã, Nghiêu Sơn Lĩnh, khu di tích Kim Đồng…
6.Món ngon Cao Bằng
6.1.Vịt quay 7 vị
Gọi là món vịt quay 7 vị vì người Cao Bằng dùng đến 7 loại gia vị khác nhau để ướp món thịt vịt này. Vịt quay 7 vị, bí quyết riêng của người Tày miền đông Cao Bằng. Không phải như món vịt thông thường, để có món vịt quay Cao Bằng, ngay từ khâu chọn vịt đã rất công phu. Vịt cỏ không dùng được, ngược lại vịt quá to, nhiều mỡ cũng bị loại.
Vịt vừa phải, chắc thịt, sáng lông, nặng khoảng 1,8 kg, 2 kg được làm sạch, mổ moi cho khéo rồi nhúng qua nước sôi làm săn thịt. Quan trọng nhất là khâu ướp vịt. Mắm, muối hoà lẫn trong nước 7 vị (7 vị đó có lẽ là bí quyết riêng của người Tày sống ở miền đông tỉnh Cao Bằng, bởi chỉ cần đi sang miền Tây, món vịt đã không còn mang cái vị lạ hấp dẫn ấy nữa) rút từ từ vào bụng vịt để gia vị ngấm sâu vào từng thớ thịt.
Một chiếc lạt tre dẻo, chẻ mỏng và chuốt nhọn đầu dựng làm kim, khâu bụng vịt, giữ cho nước không chảy ra ngoài. Vịt được thổi phồng và chần qua nước sôi một lần nữa, sau đó rưới mật ong và quét dấm lên khắp thân. Cách làm này khiến cho thịt vịt vừa mềm, vừa có vị đậm của mật ngọt, lại không bị khô da khi nướng trên than hồng. Than nướng vịt phải trộn thứ than củi nỏ, bén lửa đều thì thịt sẽ không bị óm khói. Ngồi trông vịt quay, người ta có cái thú mắt được nhìn mầu thịt rộm vàng lên qua mỗi lượt lửa hồng, mũi ngào ngạt mùi thơm của thịt vịt nướng và không khỏi thèm thuồng bởi mùi hương quyến rũ do mật và mỡ bắt lửa cháy xèo xèo.
Con vịt nóng giãy, bị xẻ làm đôi chỉ bằng đúng một nhát dao. Nước dùng trong bụng vịt được đổ riêng ra bát, dùng luôn làm nước chấm hoặc tưới lên đĩa thịt. Cổ cánh để bán riêng và thường hết ngay. Con dao nhà nghề phập từng nhát một để tạo ra những miếng thịt sắc cạnh, còn nguyên lớp da. Lớp thịt sau da mầu hồng đào, vừa chín tới, mềm và ngọt. Nhưng quyến rũ hơn cả là mùi thơm vô vùng khó tả.
Vịt sau khi quay được chặt nhỏ xếp ra đĩa, da óng màu mật, rộm vàng cánh gián. Thịt ăn chắc ngọt, mềm nhưng không bở, không dai. Mỗi khi răng cắn ngập vào miếng thịt, người ta phải nhai thật chậm để thưởng thức hết vị ngọt của mật ong rừng quyện với vị béo của dầu, vị ngon của miếng vịt non đầu tháng săn chắc. Món vịt 7 vị hấp dẫn với mùi thơm khó tả.
6.2.Bánh Coóng Phù
Coóng phù là bánh trôi, người dân quê tôi gọi là "coóng phù". Theo tôi biết, "coóng phù" là tiếng Tày, nhưng mọi người mọi dân tộc đều gọi nó như thế, có lẽ là một thói quen, lâu dần thành một danh từ. Ngày Đông Chí, ở Cao Bằng hầu hết nhà nào cũng làm bánh, nếu không làm thì cũng mua về vài bát để thắp hương tổ tiên.
Coóng phù đa dạng lắm, cách làm bánh và nước chan tương đối khác người dưới xuôi làm. Chỉ tính riêng gạo và nước - những nguyên liệu quan trọng nhất mà chỉ riêng có ở Cao Bằng, đã là một nhân tố quyết định quan trọng sự khác biệt đầy độc đáo đó rồi. Nhưng có thể nói, nhắc đến "coóng phù" là nhắc đến một món ăn thơm, bùi, và ấm cúng ngay từ tên gọi của nó.
Làm cóong phù dễ lắm (ít nhất người quê tôi thấy thế), gạo nếp ngâm thêm ít gạo tẻ theo tỷ lệ nhất định, đầu tiên là xát bột - mà máy xát bột thì một khu, một làng có thể có mấy nhà xát. Đổ bột vào trong túi gạo, mang về cột chặt, treo lên cái xà, để nước chảy xuống đến lúc nước ráo làm túi bột nhỏ lại thì phải xiết thêm dây, đến khi nước không còn chảy xuống tí tách nữa. Bột đem là có thể nặn không để thành bánh, hoặc ấn một ít nhân lạc, đỗ, mà có thể trộn gấc để làm bánh gấc.
Bột nặn phải có độ dẻo nhất định, nặn sơ qua một lượt, để chúng ở cùng với nhau trên khay, sau đó nhặt những hòn bột nhỏ lên, đặt trong lòng bàn tay, xoay tay cho bột bánh tròn đều. Người làm càng thạo, số viên bánh trên tay càng nhiều. Và thả vào nồi nước sôi, đến khi bánh nổi, vớt ra, không được để nhừ, ăn đến đâu thả đến đó.
Khi vớt ra thường để vào bát, chan nước canh, hoặc thả vào nồi nước canh đã chế sẵn. Nước canh làm từ mật mía Phục Hòa, từng cân mật mía các mẹ, các chị mua về, để trong chum hoặc cất đi ăn dần. Nước canh vừa đủ ngọt, sánh, bỏ thêm nhánh gừng giã nát.
Gừng bỏ ít thôi, một nhánh gừng nhỏ đã đủ cay cả nồi rồi, nhưng nồi canh nào cũng có vị cay đặc biệt rất rõ rệt, nếu bạn ăn lần đầu, chắc chắn ấn tượng bởi vị cay đó! Chính vì cái vị gừng đó, mà coóng phù cực kì thích hợp trong những ngày đông rét mướt đặc trưng của Cao Bằng.
Hoặc ra chợ Xanh, ra Phố Cũ, Nước Giáp, không khó tìm được những hàng coóng phù nghi ngút. Một bát coóng phù đầy ăm ắp với giá cả rất phải chăng. Món ăn này thường được làm trong dịp Đông chí, khi đó nhà nào cũng có đĩa coóng phù đặt lên bàn thờ tổ tiên, nhưng người dân quê tôi rất hay làm.
Đến làm khách Cao Bằng trong mùa đông, hẳn bạn sẽ được mời bát cóong phù chan nước canh vào bánh, rắc thêm ít lạc, bạn có bát coóng phù thơm ngon có mùi thơm ngọt của mật mía, mùi cay nồng của gừng, vị bùi của lạc, hương thơm của gạo và mùi ấm áp của nước canh nóng nữa!
Đừng quên nhé bạn, áp chao, cơm lam, coóng phù, phở chua, vịt quay, khẩu phảng, pẻng rày, cháo nhộng ong, bánh cuốn - những món ăn làm nên sự tinh tế của "ẩm thực Cao Bằng".
6.3.Hạt dẻ Trùng Khánh (mùa tháng 9-10)
Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến Hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ qủa ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng. Du khách nhớ đến hạt dẻ vì nó là loại quả có hương vị thơm ngon nhất; bùi ngậy nhất, dù bạn chế biến luộc, rang, sấy hoặc ninh với chân dò , thịt gà, hạt dẻ vẫn gũi được hương vị.
Quả có màu nâu đều, tròn trịa, hạt nhỏ nhất cũng bằng ngón chân cái. Tuy vậy, do đồng bào Tày, Nùng trồng theo lối quảng canh nên sản lượng không đáng kể. Ngay tại thị xã này ai có "cơ may" mới mua được đúng hạt dẻ Trùng Khánh, mà phải vào tháng Chín, tháng Mười hàng năm vì đây là mùa thu hoạch.
Tuy trồng cây dẻ không tốn công sức chăm sóc, giá thành hạt dẻ cao hơn ngô, đậu đỗ nhưng đồng bào ở Trùng Khánh vẫn chẳng muốn mở rộng diện tích là do phong tục thả rông trâu bò ảnh hưởng lớn đến việc bảo vệ và thu hoạch hạt dẻ.
6.4.Bánh cuốn Cao Bằng
Bánh cuốn Cao Bằng có những vị riêng mà không nơi nào có được. Để có được những tấm bánh mỏng và dai, người làm bánh phải chọn loại gạo thích hợp. Trứng gà hoặc thịt băm nhỏ thường được dùng làm nhân của bánh cuốn. Có thể ăn bánh cuốn với nước dùng được chế biến cầu kỳ với một lượng gia vị hợp lý.
6.5.Bánh trứng kiến (mùa tháng 4-5)
Cứ vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm, bà con dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh Trứng kiến. Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao.
Làm được món pẻng rày phải vào rừng kiếm trứng kiến. Nhưng không phải loại kiến nào cũng có thể lấy trứng để ăn được. Chỉ lấy trứng của loại kiến đen mà người Tày thường gọi là tua rày có thân nhỏ, đuôi nhọn. Loại kiến này đi lại khá nhanh và thường làm tổ trên cây vầu. Tổ của chúng màu đen, hình tròn hoặc hình bầu dục được làm từ lá cây mục và kết chặt vào những cành cây. Một tổ kiến to có thể lấy được vài ba chén trứng.
Một thứ nguyên liệu không thể thiếu khi làm món bánh trứng kiến là lá cây vả, người Tày gọi là bâu ngỏa. Khi làm bánh phải chọn loại cây lá nhỏ sẽ thơm và mềm hơn loại to. Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, lá dày khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.
Gạo nếp có pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, chú ý không trải ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép bột không tràn ra ngoài. Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến. Đây là một trong những nét văn hoá ẩm thực mang giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Cao Bằng.
6.6.Xôi Trám
Chọn trám chín mọng, tươi, ngâm nước ấm rồi lấy thịt trám trộn với xôi đã đồ. Xôi trám dậy mầu hồng tím, ăn thơm và béo ngậy.
Khi tiết trời sang thu, bà con các dân tộc Tày, Nùng ở vùng đông bắc lên rừng hái trám. Lên Xứ Lạng mùa thu, vào các bản làng của đồng bào sẽ có dịp được thưởng thức món xôi trám (khẩu nua mác bây).
Cách làm món này đơn giản lại thơm ngon, bổ. Khách có thể mua tại các phiên chợ vùng cao mua vài cân làm quà, để nhớ mãi hương vị đậm đà của trám, một trong những đặc sản Lạng Sơn.
Trám có hai loại: trám trắng và trám đen. Trám trắng thường dùng làm mứt, kẹo, đậu sị, ô mai, dùng chữa ho, viêm họng giải khát chữa say rượu; còn trám đen dùng làm món ăn kho, sốt với cá, đậu phụ, có vị đậm đặc riêng. Nhưng chỉ có trám đen mới dùng làm xôi trám.
Vào tháng tám, tháng chín âm lịch, người dân lên rừng hái quả. Trám nấu xôi chọn quả chín mọng, không bị sâu, hái về ngâm vào nước ấm khoảng 25 đến 30 độ C một lúc cho mềm (nước nóng hơn trám sẽ không mềm). Trám om rồi đem bóc vỏ đen, lấy phần thịt bỏ hột, rồi trộn với xôi đã đồ chín đảo thật đều, nhuyễn, xôi có mầu hồng tím là được.
Xôi trám làm đơn giản nhưng ăn rất bổ, thơm, bùi và béo ngậy. Nếu chưa có điều kiện làm xôi, khi thu hái về xử lý quả trám bằng nước ấm, bóc lấy phần thịt đem sấy khô đựng vào lọ ăn dần.
6.7.Bánh Khảo
Mỗi khi nhắc đến đặc sản Cao bằng người ta nhớ đến Bánh Khảo .Bánh có vị ngọt ngọt thơm thơm của gạo nếp rang ,vị bùi bùi của lạc ....Bánh khảo thực chất là một thứ lương khô của người Tày, Nùng, cất để ăn cả tháng cũng không mốc, không ỉu. môi khi tết đến xuân về mỗi gia đình không thiếu được trên bàn thờ bánh Khảo cúng tổ tiên.
Với phong tục đón Tết trong cả tháng đầu xuân, thì chừng nào trong nhà còn bánh khảo, chừng đó vẫn còn là Tết. Bánh được làm từ các sản phẩm nông sản tại địa phương như: gạo nếp Trùng Khánh, Đường, lạc Hà Quảng,… Sản xuất thủ công theo bí quyết gia truyền. Thưởng thức bánh khảo kèm với ấm trà nóng thì thật tuyệt vời. Bánh khảo không những là kết quả của công sức lao động, của niềm vui xuân mới, tình đoàn kết trong gia đình mà còn là niềm tự hào của đặc sản Cao Bằng.
6.8.Bánh áp chao
Mùa đông ở Cao Bằng có một món ăn rất đặc biệt, món ăn làm xua tan đi nhanh chóng cơn giá lạnh miền núi. Đó là món ăn thoạt nhìn thì giống bánh rán, nhưng không phải là bánh rán, người Cao Bằng gọi đó là áp chao.
Món ăn được nhiều người Cao Bằng rất mê, và rất nhớ khi đi xa vì cái sự đơn giản nhưng ngon khó diễn tả. Chỉ cần một hũ bột, nêm gia vị đơn giản, với một chảo dầu đầy, nóng, lấy khuôn đong từng đọt bột, nhúng vào chảo dầu sôi lên, ăn nóng kèm với một số phụ gia, rau thơm.
Những ngày mùa đông đến với Cao Bằng, ở thị xã, bạn có thể tấp vào một quán lề đường, ngồi sưởi ấm giá rét bằng một chầu áp chao, thật khó quên.
6.9.Pẻng Rày
Là bánh nếp nhân trứng kiến, bọc ngoài bằng lá vả non. Gạo nếp được ngâm, xay thành bột sau đó nặn bánh to bằng quả trứng gà, ép mỏng, cho trứng kiến đã qua chế biến, tẩm ướp gia vị vào giữa, dùng lá vả non gói bên ngoài, cho vào chõ hấp chín. Trứng kiến thường dùng là trứng loài kiến nhỏ màu đen. Người Tày gọi giống kiến này là tua Ràu, thường làm tổ trên các loại cây có nhiều gai như găng, bồ quân, kim anh… Loại trứng kiến này có màu trắng muốt và bé tẹo bằng đầu tăm.
6.10.Phở chua
Là món ăn được chế biến khá cầu kỳ, phản ánh nghệ thuật ẩm thực của người dân Cao Bằng. Một nhúm phở đã được làm se lại vừa dẻo, vừa dai dàn đều trong bát, bên trên là những lát gan, lạp sườn được rán cháy cạnh thêm nữa là vài lát thịt ba chỉ, dạ dày lợn đã được rán vàng cùng những miếng thịt vịt quay vàng rộm, trên được điểm mấy ngọn rau thơm, chút lạc ràn đập dập, miến, khoai tầu thái chỉ chao giòn.
Sau đó, rưới lên trên một chút nước sốt được chế từ nước lấy từ trong bụng con vịt quay pha với một chút dấm, tỏi, đường và bột báng. Khi ăn, trộn đều bát phở, thêm chút mác mật ngâm măng ớt. Phở ăn có vị ngậy của mỡ vịt, vị chua cay man mác của măng ớt, bùi của lạc và khoai tầu, thơm của mác mật.
6.11.Dạ hiến
Dạ hiến (hay còn gọi là rau bồ khai), tiếng Tày - Nùng gọi là Phjắc diển, thường mọc hoang ở vùng núi đá Cao Bằng. Ðây là loại cây thân dây rất giòn, bẻ dễ gãy. Thân được chia làm nhiều nhánh to bằng đầu đũa và những nhánh này được bò, bám theo các cây thân gỗ gần đấy để vươn lên cao nhận ánh nắng mặt trời. Dù là thứ rau dại, mọc hoang nhưng không phải chỗ nào cũng có. Vì thế, khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 7 âm lịch, ai vào rừng hái được một, hai nắm rau Dạ hiến là cảm thấy rất quý.
Dạ hiến không chỉ đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là một vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt. Thứ rau này chỉ cần rửa sạch, ngắt như ngắt rau muống là đem xào. Cách xào cũng gần như xào rau muống, nghĩa là mỡ càng già càng tốt và chỉ cần đảo qua vài lượt cho rau vừa chín tới (xào tái là ngon nhất).
Chỉ nhai vài miếng ta đã thấy ngay cái vị hấp dẫn của thứ rau này, vì nó vừa có vị béo ngậy vừa thơm. Khi ăn, ta cảm thấy như bao nhiêu tinh tuý của rau rừng mùa xuân đều tập trung ở thứ rau này. Nếu như ai đã ăn quen, lâu ngày xa quê, rồi bỗng trở về và được ăn rau Dạ hiến thì sẽ có cảm giác như mình vừa được thưởng thức "sơn hào hải vị". Nhiều cụ lang cho rằng, Dạ hiến không chỉ đơn thuần là một thứ rau rừng có vị ngon hấp dẫn một cách kỳ lạ mà còn là một vị thuốc bổ thận, mạnh gân cốt. Ðặc biệt, rễ cây rau Dạ hiến đỏ còn là một trong nhiều vị thuốc chữa chứng vô sinh.
Do ngon và có nhiều công dụng như thế nên từ nhiều năm nay, Dạ hiến trở thành một thứ rau đặc sản ở Cao Bằng. Vào dịp xuân hè, ở vùng thị xã cũng như ở các thị trấn, thị tứ, hầu như không có bữa tiệc, bữa cỗ nào là không có đĩa rau Dạ hiến xào lẫn thịt bò tươi hoặc lòng lợn, lòng gà... Trong vài ba năm lại đây, nhiều vị khách quen từ miền xuôi lên Cao Bằng vào dịp từ tháng 2 đến tháng 6, tháng 7 âm lịch đều không quên tìm ăn món phở xào rau Dạ hiến. Quả thực đây là một món ăn lạ và ngon, hình như chỉ ở Cao Bằng mới có. Nhiều người cho rằng đến bữa nếu có món phở xào Dạ hiến thì không cần thêm một thứ thức ăn nào khác vẫn ăn đến no được, mà no rồi vẫn còn thèm.
6.12.Mận Bảo Lạc
7.Một số nhà hàng ở thành phố Cao Bằng
+Nhà hàng Đại Hỷ: 0263.882.992/0263.882.993
+Nhà hàng Lá cọ xanh: 01666.113.456
+Nhà hàng Linh Thắm: 0983.750.893
+Nhà hàng lẩu 51: 0915.828.286
+Nhà hàng Hải Thoại: 0987.203.378
+Nhà hàng Oanh Trị: 026385 2797
+Nhà hàng Hoa Đào: 0263852779/0263854962
+Nhà hàng Triệu Hùng: 0263820206
LKV
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất