Bậc thầy truyện kiếm hiệp Kim Dung (1924-2018) sinh ra trong một gia đình danh giá. Sự nghiệp cầm bút của ông rực rỡ là thế nhưng cuộc đời ông lại truân chuyên với 3 cuộc hôn nhân cộng thêm nỗi đau con trai tự vẫn.
Dưới sự sáng tạo dày công của Kim Dung, độc giả đã được trải nghiệm một thế giới đao kiếm, mưu mô và lừa lọc, biết thế nào là hiệp sĩ, thế nào là tình yêu nam nữ, thế nào là bất lực.
Kim Dung là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng nhất tới văn học Trung Quốc hiện đại với những bộ tiểu thuyết võ thuật, phê bình... Trong các bộ tiểu thuyết của ông, nhiều nhân vật nữ cũng rất được yêu thích.
Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung là ký ức tuổi thơ của nhiều người. Ông đã viết tổng cộng 15 tiểu thuyết và tạo ra hàng nghìn nhân vật, xây dựng nên một thế giới võ hiệp đa sắc màu.
Năm 1992, nhà văn truyện kiếm hiệp nổi tiếng Kim Dung mời kỳ thủ cờ vây Nhiếp Vệ Bình đến nhà mình. Trong bữa tối, Nhiếp Vệ Bình rất vui vẻ và ăn liên tiếp 13 con cua lông. Có điều, bỗng dưng nét mặt của Kim Dung sầm xuống. Ngay khi Nhiếp Vệ Bình ra về sau bữa ăn, Kim Dung đã sa thải người giúp việc đã ở trong gia đình nhiều năm! Tại sao?
Tiêu Chiến (Xiao Zhan) và nữ diễn viên Trang Đạt Phi (Sabrina Zhuang) được xác nhận sẽ đóng hai nhân vật chính là Quách Tĩnh và Hoàng Dung trong bộ phim được đạo diễn Từ Khắc chuyển thể từ truyện kiếm hiệp của Kim Dung - Anh hùng xạ điêu.
Các cảnh quay chậm giờ không còn là “mốt” nữa. Loạt phim truyền hình võ hiệp mới, Tân Ỷ thiên đồ long ký (Heavenly Sword and Dragon Slaying Sabre) là chuyển thể mới nhất từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Kim Dung, tác phẩm cuối cùng trong bộ ba truyện Xạ điêu tam bộ khúc đã khiến nhiều khán giả thất vọng khi có quá nhiều cảnh quay chậm, gây ức chế khi xem.
Đạo diễn Hong Kong (Trung Quốc) Bành Hạo Tường (Pang Ho Cheung) đã thông báo rằng dự án điện ảnh kế tiếp của anh sẽ là bộ ba phim Lộc Đỉnh Ký (The Deer and the Cauldron) được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn kiếm hiệp nổi tiếng Kim Dung.
Nhà văn Kim Dung đã rời xa dương thế, nhưng di sản của ông sẽ “sống” mãi. Năm nay, tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký (The Heaven Sword and Dragon Sabre) sẽ lại đến với công chúng hâm mộ qua phiên bản phim truyền hình mới được Cathay Media sản xuất. Mới đây, trailer giới thiệu phim dài 3 phút đã được tung lên online.
Định mệnh, thần linh, thiên nhiên, thế giới, tất cả đều lớn hơn con người như sa mạc, lớn hơn ý chí của Thiết Mộc Chân. Và cái gì ông hoàng Mông Cổ, sau khi đã khuất phục cái mênh mông của sa mạc, sẽ gặp lại, trước giờ nhắm mắt là một cô độc không thể vãn hồi.
Đi tìm mình, người anh hùng cũng đi tìm một ý nghĩa cho thế giới; thế giới Kim Dung là một thế giới đang chờ được định nghĩa và truyện Kim Dung chỉ là truyện của một cái nghĩa đang hình thành. Ấy làm một truyện tầm-đạo trong phương thức của một truyện trinh thám.
Bài đánh giá nanh nọc của Vương Sóc sau khi được in trên tờ China Youth Daily hồi tháng 11/1999 đã gây ra ồn ào chưa từng có trong giới đọc sách. Lật lại sự kiện ầm ĩ này để thấy rằng, xung quanh các “danh tác” của Kim Dung cũng có những ý kiến trái chiều. Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận được ảnh hưởng của Kim Dung trong văn hóa đại chúng.
“Thiên ngoại hữu thiên” - ngoài trời lại có trời. Triết lý ấy không chỉ tồn tại xuyên suốt trong thế giới võ hiệp của Kim Dung, mà còn đúng với chính những thế hệ bạn đọc của ông. Ở đó, theo thời gian, mỗi lớp độc giả lại có một cách thưởng thức và say mê “chưởng Kim Dung” riêng, phong phú tới mức luôn vượt khỏi trí tưởng tượng của người yêu sách.
Điều hiển nhiên là các tín đồ của “kiếm hiệp giáo” trên đất Bắc biết đến truyện “chưởng”, sau này gần như đồng nghĩa với “kiếm hiệp Kim Dung”, muộn hơn nhiều so với ở miền Nam. Đất nước thống nhất tháng 4/1975 dẫn tới một kết quả là cùng với xe Honda và tủ lạnh ngược ra Bắc, còn có cả truyện “chưởng Kim Dung”.
Không chỉ là một cây đại thụ của thể loại tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, nhà văn Kim Dung còn in đậm dấu ấn của mình lên nền điện ảnh Hoa ngữ, với hàng loạt bộ phim ra đời từ nguyên tác của ông.Và hàng loạt ngôi sao Hoa ngữ, những người đã nhập vai vào thế giới nhân vật võ hiệp của Kim Dung, đều ngậm ngùi khi ông qua đời ngày 30/10 vừa qua.
Nói tóm lại thì võ lực trong Kim Dung không phải chỉ có những cái tên rất đẹp. Nó không chỉ là cơ hội cho những vũ điệu ngoạn mục mà còn góp phần vào sự diễn biến và sức dẫn cảm của truyện.
Giấc mộng thái bình ấy làm người ta ngạc nhiên trong một truyện võ hiệp. Nhưng có lẽ Kim Dung đã không sáng tạo ra một thứ võ hiệp mới như người ta đã tưởng. Ông sửa soạn đưa nó đến nơi yên nghỉ cuối cùng trong những cuộc sống tầm thường thi vị hóa. Ấy là sự kết thúc của một biến tình mà đã tới lúc người ta có thể tóm tắt lại trong một cái nhìn tổng quát.