Ký sự World Cup: Có một đội tuyển không hề có mặt ở World Cup này. Palestine đứng thứ 94 trong bảng xếp hạng của FIFA và không lọt tới vòng loại thứ 3 của World Cup này. Nhưng theo một cách thật đặc biệt, họ đã thắng ở World Cup này, và World Cup ở một quốc gia Arab đã đưa cuộc đấu tranh của người Palestine lên trang nhất
Những ngày buồn cuối cùng cũng qua, kể từ ngày vòng bảng kết thúc, trái bóng Al Rihla dừng lăn trên sân cỏ Qatar, kỳ World Cup ngắn nhất trong lịch sử đã khép lại. Bệ vàng đã đón vị vua mới, ngạo nghễ… Chàng trai cao một mét bảy mươi có bộ râu ngô giơ chiếc cúp cười mãn nguyện, một phần thế giới hét lên: Messi
Cho đến tận những giây cuối cùng, cậu bé và anh cùng bố vẫn hát, vẫn hô những tiếng “sir” (Tiến lên). Kể cả khi Maroc đã bị dẫn 0-1, kể cả khi tỷ số là 0-2 trong hiệp 2. Khi tiếng còi cuối cùng cất lên, họ hát để cảm ơn các cầu thủ, những người lúc ấy cũng ra cảm ơn họ, và rồi cùng quỳ xuống cầu nguyện thánh Allah
Đấy không phải một sân bóng ở nơi trước đây là sa mạc của vùng Vịnh, mà như thể sân Bombonera của Boca Juniors hay Monumental của River Plate ở Buenos Aires. Hoặc đúng hơn nữa, như một đồng nghiệp Argentina của tôi khẳng định, giống như sân của của đội Rosario Central ở Rosario, quê Lionel Messi. Đấy là không khí của trận Argentina-Croatia mà Messi đã tỏa sáng và cùng Argentina chiến thắng
Từ Qatar sang nước láng giềng Saudi Arabia để cảm nhận không khí World Cup có lẽ là một ý tưởng điên rồ nhất nảy sinh trong đầu tôi. Lái xe từ Doha đến biên giới ở phía Tây Nam bán đảo Qatar, vốn cách đó chừng 90km, rồi cứ thế phi thẳng sang đất của một người khổng lồ về dầu mỏ, nghe có vẻ thật đơn giản? Câu chuyện không dễ dàng đến thế
Ký sự World Cup - Những ấn tượng đầu tiên của tôi với đạo Hồi đến cách đây 25 năm, khi tôi đang ở Singapore và học báo chí cùng với một cô bạn người Indonesia. Murni, tên cô, luôn trùm kín đầu bằng một cái khăn lớn. Cô nói, cô, một tín đồ Hồi giáo Sunni, không được phép để bất cứ ai thấy tóc của mình, trừ chồng mình. Đấy là một điều rất quan trọng trong đạo Hồi
Ký sự World Cup: Những con đường cao tốc của Qatar đẹp không thể tả. Một người đã từng lái xe trên nhiều con đường thế giới như tôi cũng phải lòng những tuyến cao tốc ấy.
Cậu thanh niên người Palestine mỉm cười khi tôi hỏi cậu thần tượng ai ở World Cup này. 'Messi', cậu nói. 'Đối với tôi, Messi ngọt ngào như bánh kunafa'.
Gọi là “nhà quê” cho dân dã, chứ nơi ấy cũng là một thành phố nhỏ nằm cách Doha hơn 50km về phía Bắc. Tôi lái xe đến nơi ấy vào một chiều mà cái nắng đã nhẹ phớt đi do mặt trời đang xuống đỏ rực ở phía sau, với một câu hỏi thật đơn giản: Ở nơi có sân Al-Bayt, nơi diễn ra trận khai mạc và vài trận đấu của World Cup, người ta có thực sự quan tâm đến World Cup không
Ký sự World Cup: Họ ngồi đó từ rất sớm, trên vỉa hè, trên những bãi cỏ rộng ở khu Corniche rất đẹp bên bờ biển của Doha. Họ đến đó từ sớm, vài tiếng trước khi các trận đấu bắt đầu và khi trên màn hình vẫn còn chưa có gì, chỉ là một mảng đen sẫm, họ đã ngồi đó, chờ đợi, nói chuyện, mang đồ ăn ra ăn như thể đó là một buổi picnic gia đình
Đấy dường như là một buổi tối rất bình thường như mọi tối ở quán Halul Cafe Shisha bên bờ biển Doha. Rất nhiều tivi màn hình lớn trong quán mở oang oang, rất nhiều người đang có mặt trong đó uống và ăn một chút gì đó rất bình dân và hút shisha, nhưng chẳng ai để ý đến việc Messi và các đồng đội của anh đang chinh phục những người Australia
Họ ở đó, 3 "nhạc công" và 1 "ca sĩ", đang hát vang những giai điệu hào hứng và vui tươi ở bên ngoài của sân vận động Abmad Bin Ahli sau khi trận đấu giữa Bỉ và Croatia kết thúc. Họ là người Argentina, chẳng liên quan gì đến hai đội bóng vừa hoà nhau trên sân, nhưng họ ở đây và họ hát. Họ là những thiên thần âm nhạc của World Cup trên đất Qatar.
Tôi ước gì có thể giúp đỡ họ được phần nào bằng những lời an ủi, những cái ôm, nhưng không thể. Nỗi đau đớn quá lớn, như thể bi kịch thất bại được viết ra là cho họ.