(TT&VH) - Hiếm có nhà đương kim VĐTG nào ít được quan tâm như Italia. Các chàng trai Azzurra sống trong sự bao vây của báo chí nước mình, những người viết báo và quay phim cho các độc giả nói tiếng Italia. Các tifosi hầu như bỏ rơi họ. Không phải là các tifosi không đến tụ tập trước trại quân của Italia ở khách sạn Leriba Lodge. Họ đã có mặt ở đó và hát vang những bài ca “cách mạng” của đội tuyển trong ngày đầu tiên khi Azzurra đổ bộ lên đất Nam Phi cho công cuộc bảo vệ chiếc Cúp vàng. Những kiều dân Italia sống ở Johannesburg cũng có mặt trong số đó. Nhưng sau đó, họ cứ vắng dần, vắng dần và bây giờ, cái thú chầu trực trước doanh trại của đội Azzurra ở một giải đấu lớn để có thể biết đâu nhìn thấy một ngôi sao nào đó của đội VĐTG cũng đã mất đi. Từ EURO 2008, Italia đã đóng kín trại lại với tất cả, trong đó có các tifosi của chính mình, và các ngôi sao của họ-những triệu phú giàu nứt đố đổ vách-thậm chí dè xẻn đến từng nụ cười hay những cái vẫy tay cho những người hâm mộ. Tôi đã từng cùng với vài chục tifosi đứng chờ cả tiếng đồng hồ trước doanh trại của Italia ở Baden, Áo, trong dịp 2008 và hiểu được tại sao các tifosi bây giờ không còn muốn đứng trước trại của đội nữa. Hình ảnh cánh cảnh sát mặt hằm hằm nhìn các tifosi và nhân viên an ninh của đội hất hàm đuổi cánh phóng viên (không phải người Ý) và người hâm mộ đứng trước cửa trại đến giờ vẫn là một ám ảnh với tôi. Hình ảnh các tifosi khó chịu và lầm bầm nguyền rủa chính các cầu thủ của mình cũng chưa nguôi ngoai. Giờ đến lượt World Cup 2010. Một tifoso đến từ Venezia nói với tôi: “Chúng tôi từ Ý sang không phải để khủng bố đội tuyển mà là để ủng hộ họ. Họ không thể cư xử như thể chúng tôi sắp giết họ đến nơi”.
Sự thật là các đội tuyển khác dự World Cup cũng tiến hành những biện pháp đặc biệt để bảo vệ mình khỏi con mắt nhòm ngó của dư luận, nhưng các fan của họ hiếm khi phải trải qua cái cảm giác bị ruồng bỏ như các tifosi Italia. Những người Pháp có thể cảm thấy buồn chán vì đội của họ chơi kém, nhưng ít ra họ vẫn cảm thấy gần gũi với đội. Những người Anh cũng tương tự. Những người Argentina hay Mexico thì khỏi phải nói. Luôn có một sự gắn bó hữu cơ nhất định giữa họ, và những chiến thắng của ĐT nước họ càng khiến cho những giờ phút phải chờ đợi đội đi qua, chỉ để nhìn lướt qua chòm râu của thánh Diego hay một cái vẫy tay của Messi, càng trở nên quý giá biết bao. Những người Ý không có cảm giác ấy. Sự “kín đáo” quá mức của những người Thiên thanh khi đến World Cup (một sự thận trọng cần thiết hay là làm cao?) cùng với những trận đấu gây thất vọng đã càng khiến đội và người hâm mộ xa nhau. Ở World Cup này, các tifosi đến Nam Phi rất ít và những người mà tôi gặp đều cảm thấy sợi dây giữa họ với những người Azzurra không còn được duy trì. Mastrolili, phóng viên của nhật báo La Stampa, nói với tôi, rằng: “Không phải Azzurra không muốn gần gũi với các tifosi, mà những người lãnh đạo của LĐBĐ Italia (FIGC) rất sợ những vấn đề nội bộ của đội lọt ra ngoài. Họ không những e ngại chính các phóng viên Italia mà còn sợ các thông tin không hay từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến đội”. Tifosi vô hình chung trở thành nạn nhân của một chính sách an ninh quá chặt chẽ.
Nhưng, cái cảm giác kinh khủng hơn đối với những người hâm mộ Italia lại ở chỗ khác. Theo Mastrolili, đây là một World Cup kì lạ với đội Ý, bởi có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử các giải đấu, một đội ĐKVĐTG ít được để ý đến vậy. Cánh phóng viên nước ngoài rất ít quan tâm đến Italia và viết không nhiều về Italia. Tại sao, bởi Italia tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, đến mức chính Gattuso, một người thẳng tính đã phải thốt lên rằng dường như anh đang bị cấm cung trong lô cốt? Không hẳn thế. Với báo chí nước chủ nhà Nam Phi, mối quan tâm hàng đầu của họ là đội Anh và Hà Lan (Nam Phi từng là thuộc địa của 2 nước này), trong khi tâm điểm mọi sự chú ý của báo chí các nước khác là Argentina và Brazil, những đội bóng chơi đẹp, cống hiến và là những ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch. Phong độ của Italia trước giải, sự chuyển giao thế hệ giữa những người Berlin 2006 với hậu Berlin và điều đặc biệt là trong đội hình Italia không có những ngôi sao lớn đã khiến người ta dường như chối bỏ đội Thiên thanh. Ngôi sao trong mắt công chúng chắc chắn là Messi chứ không phải Cannavaro, nhân vật HLV được kính trọng và nhắc đến nhiều nhất phải là Maradona chứ không phải Lippi. Italia giờ đây giống như một món hàng sang trọng ở thời hạ giá rất ít người ngó và không ai muốn mua. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Italia thắng Slovakia và đi tiếp sâu hơn nữa? Điều gì sẽ đến nếu Italia sẽ lại đi theo con đường của Espana 82 (hòa 3 trận vòng bảng, sau đó VĐTG) chứ không phải Mexico 86 (hòa 2 trận đầu vòng bảng, thắng trận thứ 3 và thua Pháp ở vòng 2)?
Có lẽ sẽ chẳng có nhiều điều thay đổi. Mastrolili bảo, người ta sẽ tiếc nuối nhiều hơn nếu Argentina, Đức, Anh hay thậm chí Uruguay bị loại. Có lẽ anh đúng. Kể từ sau World Cup 2006 với những trận nghẹt thở và bản anh hùng ca Berlin, những người Thiên thanh không còn tạo ra những cảm xúc nữa rồi. Màu xanh trên áo của họ đậm hơn, khẩu hiệu của họ trên xe bus của đội “Màu xanh (Azzurro) của chúng ta trên bầu trời châu Phi” nghe cũng hay hơn khẩu hiệu hồi EURO 2008 (“Bầu trời ngày càng xanh màu xanh Azzurro”), nhưng những cảm xúc thực tế từ sân cỏ thì không còn được như xưa nữa. Khi những so sánh với Espana 82 ngày càng trở nên khập khiễng, Criscito không trở thành Cabrini, Marchisio không là Oriali, Gilardino không phải Paolo Rossi và Iaquinta vẫn chỉ là Iaquinta, thì sự tồn tại của Italia ở giải đấu này càng ít được quan tâm. Tôi tin là Italia sẽ thắng Slovakia và vào được vòng 2, nhưng cái cảm giác hơi buồn rầu khi thấy Italia trở thành một kẻ tầm thường 4 năm sau những đêm nước Đức vẫn tồn tại và day dứt. Day dứt như khi một phóng viên Nam Phi tôi đã gặp mỉm cười khi được hỏi những cảm tưởng của anh về Italia. “Italia ư, anh trả lời, pizza, mafia, xe Vespa và Berlusconi”.
Không có chỗ cho Azzurra.
Bài và ảnh:Anh Ngọc (Đặc phái viên của TTXVN tại World Cup 2010, từ Pretoria)
Bầu trời Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sắc đỏ của cờ Tổ quốc và cờ Đảng khi phi đội 10 trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng).
Khám phá danh sách 8 sao nữ Trung Quốc sinh sau năm 1995 được các cư dân mạng nam trên HUPU ngưỡng mộ nhất vào năm 2025, với những cái tên nổi bật như Vương Sở Nhiên, Tống Vũ Kỳ và Điền Hi Vi.
Chiều 22/4, giải hạng Nhì Quốc gia 2025 tiếp tục sôi động với trận đấu muộn vòng 3 bảng A giữa PVF và Hoài Đức tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF. Trận đấu không chỉ hấp dẫn bởi tính cạnh tranh mà còn được tô điểm bởi một siêu phẩm từ giữa sân của cầu thủ Hoài Đức, góp phần định đoạt chiến thắng kịch tính 2-1 cho đội khách.
Ngày 22/4, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Xây dựng Hà Nội thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông từ ngày 30/4 đến hết ngày 4/5.
Ngày 22/4, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã mở phiên tòa xét xử 24 bị cáo trong vụ án gây rối trật tự công cộng, đua xe trong đêm và đâm xe vào cô gái dừng đèn đỏ ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (Hà Nội) khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
Dàn sao V-pop: Tùng Dương, Chi Pu, Isaac, Quang Hùng MasterD, Quân A.P, Rhyder, Orange,... xác nhận tham dự lễ hội âm nhạc Legend Fest 2025 tại Quảng Bình khiến người hâm mộ "đứng ngồi không yên".
Manchester City đã trở thành câu lạc bộ nhận khoản tiền thưởng lớn nhất từ UEFA trong Chương trình Hỗ trợ Câu lạc bộ, với số tiền khoảng 5,17 triệu euro (5,94 triệu USD).
Chiều 22/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), Tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi Cyril Ramaphosa.
Cứ mỗi dịp 30/4, trong lòng ông Nguyễn Thế Liêm, sinh năm 1953, ở tổ 7, phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), cựu chiến sỹ trinh sát Sư đoàn 10, Quân đoàn 3, người trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lại dâng trào biết bao cảm xúc.
Ngày 22/4 tại thành phố Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên và Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức Lễ ký kết Chương trình hợp tác truyền thông giai đoạn 2025-2029.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 22/4/2025. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp bóng đá Việt Nam, bóng đá Anh, Tây Ban Nha, La Liga...
Premier League mùa giải 2024-25 không phải là một mùa giải đáng nhớ, khi hai ứng cử viên nặng ký là Man City và Arsenal không đáp ứng kỳ vọng, khiến cuộc đua vô địch thiếu đi sự kịch tính.
PGS - TS Đỗ Lệnh Hùng Tú - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam - xác nhận với báo Thể thao và Văn hoá/TTXVN: Ngày 22/4, Hội Điện ảnh Việt Nam đã gửi văn bản số 87/HĐA gửi Bộ Công an 'đề nghị xem xét, có biện pháp xử lý những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật nêu trong đơn thư' của nghệ sĩ Quyền Linh.
13 năm gắn bó với bóng chuyền là 13 năm chủ công Nguyễn Thị Uyên gác lại nỗi nhớ nhà để viết nên câu chuyện về đam mê, ý chí và cống hiến. Từ một cô bé ở vùng quê lúa Thái Bình, Nguyễn Thị Uyên từng bước chạm tới giấc mơ từ những cú đập bóng mạnh mẽ và tinh thần không bao giờ lùi bước.
Kevin De Bruyne, một trong những tiền vệ xuất sắc nhất lịch sử Manchester City, đang đứng trước ngã rẽ lớn trong sự nghiệp khi hợp đồng của anh không được gia hạn.
Sau Southampton, Leicester là đội bóng mới nhất của Premier League xuống hạng. Đội bóng chủ sân King Power chính là một trong số những câu lạc bộ xuống hạng nhiều nhất trong lịch sử Premier League.