Đóng mới 2 tàu sân bay một lúc, hải quân Mỹ vô địch toàn diện

05/12/2016 11:09 GMT+7 | Trong nước

(Thethaovanhoa.vn) - Tư lệnh Hải quân Mỹ John Richardson cho rằng, việc đóng hai tàu sân bay cùng một lúc có thể tiết kiệm khoảng 1 tỷ USD. Hiện, Mỹ có lực lượng tàu sân bay lớn nhất thế giới với 11 chiếc đang hoạt động, trong khi Nga chỉ có 1 chiếc cũ kỹ.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 4/12, Tư lệnh Hải quân Mỹ John Richardson tuyên bố ngành công nghiệp vũ khí của nước này đã sẵn sàng và có khả năng tăng số lượng tàu chiến mới nếu Tổng thống đắc cử Donald Trump giữ cam kết mở rộng đội tàu của Hải quân nước này lên 350 chiếc.

Trả lời phỏng vấn tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan ở bang California, ông Richardson cho biết việc điều chỉnh số lượng tàu của Hải quân từ mục tiêu hiện nay là 308 chiếc sẽ "khá dễ dàng" với điều kiện đủ ngân sách chi trả cho việc này.

Theo ông, chính quyền mới có thể đệ trình khoản ngân sách bổ sung cho tài khóa 2017 (kết thúc vào ngày 30/9/2017). Đề nghị ngân sách bổ sung có thể bao gồm đạn dược, máy bay và các trang thiết bị khác; tiếp đó là các đơn hàng đóng tàu ngầm, tàu khu trục, tàu đổ bộ và có thể cả tàu sân bay. Ông nhấn mạnh việc đóng hai tàu sân bay cùng một lúc có thể tiết kiệm khoảng 1 tỷ USD.

CHÙM ẢNH: Cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ tại Địa Trung Hải

CHÙM ẢNH: Cuộc sống trên tàu sân bay Mỹ tại Địa Trung Hải

Tàu sân bay USS Harry S. Truman đã tới đảo Crete trên Địa Trung Hải ngày 21/6, cho 5.500 binh sĩ và nhân viên trên tàu được nghỉ ngơi sau 7 tháng lênh đênh trên biển làm nhiệm vụ tiêu diệt phiến quân IS tại Iraq và Syria.

Trước đó một ngày, nhằm thực hiện mục tiêu nâng tổng số tàu của Hải quân lên trên 300 chiếc vào năm 2019, xưởng đóng tàu Denver của Mỹ đã làm lễ hạ thủy tàu ngầm USS Colorado, tàu ngầm tấn công mới nhất của lực lượng này.

Được đóng từ tháng 3/2012, với chiều dài 115 mét, USS Colorado là tàu ngầm lớp Virginia thứ 15 của Hải quân Mỹ và là chiếc tàu thứ 4 được đặt tên theo bang Colorado, mỗi chiếc trị giá 2,7 tỷ USD. Tàu này được trang bị hệ thống tác chiến chống tàu ngầm và các tàu đi trên mặt nước cũng như làm nhiệm vụ do thám và triển khai lực lượng đặc nhiệm.

Chiếc tàu đầu tiên của lực lượng trên là một khinh hạm 3 cột buồm được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Norfolk hồi năm 1856. Chiếc tàu gần đây nhất của Hải quân Mỹ được hạ thủy vào năm 1923, là chiến hạm đã đánh thắng 7 trận trong Chiến tranh thế giới thứ 2.

Sức mạnh tàu sân bay duy nhất của Nga đang bị nghi ngờ

Sức mạnh tàu sân bay duy nhất của Nga đang bị nghi ngờ

Nga đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng về trang thiết bị quân sự. Và vụ tai nạn máy bay tiêm kích MiG-29KUBR trên tàu sân bay duy nhất của Nga - tàu Đô đốc Kuznetsov - vào 11/2016 vừa qua là một ví dụ.

Nói thêm về lực lượng tàu sân bay Mỹ. Hiện nay Hải quân Hoa Kỳ có 11 tàu sân bay đang hoạt động. Nếu đóng mới 2 chiếc cùng lúc, Mỹ sẽ có đến 13 chiếc, tiếp tục bỏ xa các nước có tàu sân bay đang hoạt động:


Danh sách các nước có tàu sân bay. Nguồn: Wikipedia

Mỹ đang giữ vị trí đầu trong danh sách những nước sở hữu tàu sân bay. Đáng kể nhất là 10 chiếc tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz là những tàu quân sự lớn nhất trên thế giới, có giá trung bình 4,5 tỉ USD.

Chiếc George H.W. Bush trị giá 6,2 tỷ USD với boong tàu có thể chứa 90 máy bay và trực thăng chiến đấu. Chiếc USS George Washington dài 332 m, nặng 97.000 tấn, có sức chứa hơn 5.500 người và 70 máy bay và trực thăng rất hiện đại, trang bị hai lò phản ứng hạt nhân cho phép tàu hoạt động trong 18 năm mà không cần tiếp tế nhiên liệu.


Tàu sân bay Mỹ USS George Washington

Chiếc USS Ronald Reagan có tốc độ cao nhất là hơn 30 hải lý, chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể chạy liên tục trong suốt 20 năm mới phải nạp năng lượng.

USS Theodore Roosevelt rộng 1,8 hecta, với trọng tải 88.000 tấn, chở gần 5.000 thủy thủ, được trang bị 90 trực thăng và máy bay chiến đấu.

Chiếc USS John C. Stennis được ví như khách sạn nổi, một thành phố thu nhỏ của nước Mỹ. Tàu có tổng cộng 19 tầng, với đầy đủ các dịch vụ thiết yếu, phòng phẫu thuật, đầu bếp chuyên nghiệp. Nó được đưa vào trang bị ngày 9/12/1995 tại căn cứ Hải quân Bremerton, đã từng thực hiện nhiệm vụ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan ngày 23/2/2002.

Neo đậu và hoạt động ở biển North Arabian, USS John C.Stennis Group là căn cứ xuất kích của các máy bay chiến đấu siêu hiện đại F/A-18C. Lực lượng không quân ở đây được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại F/A-18, F/A-18E, EA-6B Prowler, S-3 Viking, E-2C Hawkeye và SH-60 Seehawk.


Tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis được ví như khách sạn nổi

USS John C. Stennis có trọng tải lên tới 97.000 tấn, tàu có chiều dài 333m và bề ngang 78m. Tàu USS Stennis hiện đang giữ kỷ lục là tàu chiến cao nhất trên thế giới với độ cao từ đáy đến đỉnh cao nhất của rađa lên tới 74m (tương đương một tòa nhà 24 tầng). Trong khi các tàu sân bay truyền thống tiêu thụ trung bình 2 triệu lít xăng cho mỗi 3 ngày hoạt động, tàu USS Stennis (bằng công nghệ hạt nhân) thường cần 20-25 năm mới tái nạp nhiên liệu một lần.


Tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis nắm giữ nhiều kỹ lục

USS John C.Stennis Group được lắp 2 động cơ nguyên tử, có tầm hoạt động xuyên đại dương thế giới và chạy với tốc độ gần 60km/h, có thể mang được 3 triệu thùng nhiên liệu để tiếp dầu cho máy bay và số lượng vũ khí đủ để thực hiện các chiến dịch quân sự dài ngày mà không cần phải tăng cường thêm.

USS John C. Stennis còn được trang bị các hệ thống tên lửa phòng không tầm gần, tầm xa và hệ thống tác chiến điện tử để đối phó với các đòn tiến công từ trên không, trên biển và trên đất liền.

Tổng hợp từ TTXVN/Wiki

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm