17/04/2011 07:30 GMT+7
(TT&VH Cuối tuần) - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch Lê Tiến Thọ vừa ký quyết định về việc xây dựng và thực hiện đề án mẫu Quốc phục Việt Nam.
TS vật lý Phạm Long, Viện Vật lý:
Chân dung TS vật lý Phạm Long do họa sĩ Lê Quảng Hà vẽ
Quốc phục - bên cạnh công năng (tối thiểu là che thân) cũng phải đảm bảo được một số mục đích. Không chỉ đại diện cho "gu" thời trang của toàn dân nói chung, nó còn gìn giữ và chứa đựng tinh thần văn hóa của một quốc gia. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giáo dục công dân về lịch sử đất nước, đoàn kết nhân dân trong tinh thần đoàn kết quốc gia. Nhờ đó, người dân mỗi khi mặc quốc phục là thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Tuy thế, trên thế giới không phải quốc gia nào cũng có quốc phục. Ở Vương quốc Anh, chỉ có xứ Wales và Scotland là có bộ y phục mang tính biểu tượng cho xứ mình, còn toàn thể vương quốc tịnh không có bộ trang phục nào được gọi là quốc phục. Trang phục ở một số nước châu Phi chỉ phản ánh đặc trưng văn hóa của các bộ lạc bản địa, chứ không phản ánh đường biên giới quốc gia. Hoa Kỳ lại càng không có quốc phục. Chắc cái khó nằm ở chỗ đây là một xứ sở đa chủng tộc, và dân chúng Mỹ cũng thích sự đa dạng?
Xét hoàn cảnh nước ta, cũng có những bộ quần áo, y phục nhiều người sử dụng và thế giới biết đến. Từ áo dài đến bà ba, từ áo tứ thân đến áo the khăn đóng. Thế, nên cứ để người dân tự mình chọn lấy bộ nào đẹp nhất, hợp nhất với mình để sử dụng trong những dịp trọng đại. Còn nhân sự trong các tổ chức, hội đoàn hay công ty cũng đã có những bộ y phục trang nhã phù hợp để sử dụng trong giao tế rồi.
Chọn quốc phục là điều không dễ dàng. Tổ chức thi sáng tác quốc phục lại càng nên cân nhắc kỹ. Nếu không, chúng ta dễ sa đà vào việc cổ súy cho thứ chủ nghĩa quốc gia lãng mạn. Hoặc giả, ta rơi vào tình trạng dùng quy chế, luật định cưỡng bách quốc dân sử dụng những món trang phục họ không ưa thích, mà nếu quá đà, có thể dẫn tới tình trạng chia rẽ các dân tộc, các vùng miền. Bởi rất dễ đoán được rằng cái-gọi-là-bộ-quốc-phục sẽ được tuyển chọn từ các bộ trang phục truyền thống có sẵn hoặc do các nhà thời trang sáng tác mới chắc chắn mang đậm dấu ấn và văn hóa của tộc người Kinh, tộc người đông đảo nhất ở nước ta hiện nay.
Ngoài ra, trong thời điểm kinh tế rất khó khăn hiện nay, theo ý kiến cá nhân, việc tổ chức một "dự án quốc phục" hoành tráng thật không thích hợp, vừa lãng phí ngân khố quốc gia vừa làm phân tán sức lực và trí lực của quốc dân.
K.T (ghi)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất