Họp lớp sau 1 thập kỷ tôi nhận ra muốn “giàu nhờ bạn” phải biết mẹo: Nói chuyện về tiền thoải mái nhưng không được chạm tới vùng cấm này

16/02/2023 00:00 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Họp lớp sau 1 thập kỷ tôi nhận ra muốn “giàu nhờ bạn” phải biết mẹo: Nói chuyện về tiền thoải mái nhưng không được chạm tới vùng cấm này

Bạn bè có thể bàn bạc chuyện tiền nong nhưng nếu có người hỏi vay thì phải hết sức thận trọng.

Sau khi ra trường, dù là bất cứ ai, bạn cũng nên tham gia một buổi họp lớp. Sự có mặt này không phải để so sánh thành tích cũng không phải để tranh thủ "dựa hơi" sự thành công của bạn cùng lớp, mà để nhìn lại bản thân sau một chặng đường dài.

Tình bạn là một mối quan hệ đặc biệt giữa con người với con người được gây dựng bằng lòng tin, thời gian, sự chân thành. Bạn bè là những người vốn không có sự liên hệ về huyết thống, nhưng lại gắn kết, hoà hợp và sẵn sàng chia sẻ với nhau mọi vui buồn trong cuộc sống.

Vương Lâm (32 tuổi, Trung Quốc) đã tham gia vào buổi họp lớp sau 10 năm tốt nghiệp. Gặp lại bạn bè sau nhiều năm, cuộc sống của những người xưa ngồi chung lớp giờ đã khác nhiều.

Bạn bè là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Người xưa có câu “giàu vì bạn” không phải ngẫu nhiên nhưng không phải ai cũng làm được. Muốn có mối quan hệ lâu bền, trước hết bạn cần nằm lòng những điều sau: 

1. Có thể tán chuyện về tiền nhưng không được phơi bày tất cả

Tiền bạc vốn dĩ là một vấn đề nhạy cảm. Khi nói chuyện với bạn bè tiền bạc là một chủ đề rất hay được nhắc tới. Tuy nhiên, chúng ta cần ghi nhớ một quy tắc ngay cả đối với bạn thân cũng không được tiết lộ hết tất cả điểm mấu chốt về tiền bạc của chính mình.

Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người làm nghề kinh doanh buôn bán. Bí mật kinh doanh là điểm mấu chốt quyết định sống còn vì vậy không thể tiết lộ cho bất cứ ai. Bởi vì lòng người khó đoán, bản chất con người vốn luôn mang trong mình phần tham lam đố kỵ. Nếu như để người khác thấy được tất cả sự phú quý của bạn sẽ khó tránh việc nảy sinh những suy nghĩ xấu xa.

Họp lớp sau 1 thập kỷ tôi nhận ra muốn “giàu nhờ bạn” phải biết mẹo: Nói chuyện về tiền thoải mái nhưng không được chạm tới vùng cấm này - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Có bạn bè thân thiết tâm sự và giúp đỡ nhau là điều tốt nhưng cần phải chú ý không phải vấn đề gì cũng có thể thành thật chia sẻ. Bạn cần phải cân nhắc kỹ mọi việc để có thể bảo vệ lợi ích của bản thân một cách tốt nhất.

2. Không bàn chuyện thị phi

Trong những cuộc trò chuyện bạn bè nhiều người thường hay có thói quen bàn tán hay “phán xét” một người thứ 3 là người quen chung của cả hai bên. Đây là một vấn đề tưởng chừng như bình thường nhưng nó lại có thể gây hệ luỵ khiến bạn không thể lường trước được.

Trong những cuộc nói chuyện như vậy chúng ta cần phải thực sự tỉnh táo, không nên hùa theo nói những vấn đề bản thân không thực sự nắm rõ bởi chúng ta không biết xung quanh có “tai vách mạch rừng” hay không. 

Tin tức truyền miệng từ người này qua người khác bị bóp méo như thế nào chúng ta không thể kiểm soát được. Khi đó người chịu thiệt chỉ có bản thân bạn vì vậy hãy nên nhớ kỹ rằng “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” và tránh xa những chuyện thị phi.

3. Có thể phàn nàn về cuộc sống nhưng tuyệt đối không kể xấu về cha mẹ

Tục ngữ có câu: Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, không ai chọn được nơi mình sinh ra, không chọn được bố mẹ vậy nên không thể vì cha mẹ khó mà than thân trách phận.

Là bạn bè, bạn cần chú ý một điểm: Cho dù đối phương có phàn nàn về cha mẹ mình như thế nào bạn cũng không nên hùa theo đổ thêm dầu vào lửa. Bởi vì vốn dĩ sự phàn nàn đó xuất phát từ những mâu thuẫn nội bộ trong gia đình họ, bạn không phải thành viên trong gia đình không nên đưa ra quan điểm của bản thân nhiều về vấn đề này.

Phàn nàn là vậy nhưng không ai trong chúng ta có thể đứng yên khi có một người ngoài phán xét về gia đình mình. Và liệu rằng có ai bằng lòng kết bạn với một người sẵn sàng nói xấu gia đình mình một cách bình thản được hay không?

shutterstock_145530742.jpg

Hình minh họa. Ảnh: Internet

4. Giữ khoảng cách với vợ, chồng của đối phương

Dù có là bạn bè thân thiết đến đâu thì chúng ta cũng nên giữ khoảng cách với vợ/chồng của bạn mình. Đây là điều cấm kỵ mà ai cũng nên khắc cốt.

Dù bạn là một quý ông nhưng lại thân thiết với người yêu của bạn thân thì chắc chắn sẽ khơi dậy sự nghi ngờ. Tình yêu là một vấn đề rất nhạy cảm, một khi đã có “vết nhơ” thì không thể nào xóa sạch được.

Nếu người đứng trước mặt bạn là vợ/chồng/người yêu của bạn thân thì bạn phải hiểu rõ vị trí của mình và đừng giao tiếp quá nồng nhiệt. Nếu bạn có những suy nghĩ không hợp lý thì hãy kết thúc mối quan hệ ngay lập tức và đừng để rơi vào vũng lầy tình cảm.

Tình bạn và tình yêu luôn có sự khác biệt, nếu bạn không thể nắm bắt được thì khả năng cao mối quan hệ bạn bè của bạn sẽ không còn.

5. Đùa vui nhưng đừng để vượt quá giới hạn

Khi bạn bè ở cùng nhau, hoặc trong một nhóm, thông thường chúng ta sẽ nói một số câu chuyện cười, nói một số từ hài hước để cải thiện bầu không khí.

Cổ nhân có câu "một lời nói tốt ấm ba đông", biểu đạt ngôn ngữ cũng là một môn nghệ thuật. Ai cũng có lòng tự trọng và niềm kiêu ngạo riêng của mình. Đừng mang cá tính của mình ra để thử thách giới hạn của người khác. Học các tôn trọng, khiến người các thoải mái mới là tố chất tối cao của mỗi người.

"Quan hệ dù tốt" cũng không đồng nghĩa với việc "nói gì cũng được". "Tức giận" không đồng nghĩa với việc "không thể trêu đùa". "Tôi không cố ý" không đồng nghĩa với việc "tôi không sai". "Tôi không có ác ý" không đồng nghĩa với việc "không gây ra tổn thương". 

Một số câu chuyện cười có thể làm tổn thương mọi người ngay khi chúng được kể ra và những trò đùa đó đôi khi khiến người ta đi đến giới hạn, không thể im lặng lắng nghe chế giễu mà có thể bùng lên lửa giận. Khi đó, quan hệ bạn bè cũng khó lòng giữ được.

Tranh cãi chuyện nữ thạc sĩ bỏ việc lương tiền tỷ đi làm bảo mẫu: Không quan trọng làm việc gì, miễn là xuất sắc thì ở đâu bạn cũng tạo ra giá trị riêng

Thùy Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm