14/04/2023 13:50 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Đây đều là những điều cần lưu ý để phòng ngừa bệnh ung thư.
Những năm gần đây, do lối sống, thói quen ăn uống thay đổi nên ung thư từ bệnh hiếm gặp trở thành căn bệnh phổ biến khiến nhiều người kinh hãi.
Ông Sun Yan – Viện sĩ hàn lâm, nhà khoa học, chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu về ung thư (công tác tại bệnh viện Ung thư, thuộc Học viện Khoa học Y học Trung Quốc) đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh này.
Vị chuyên gia từng nói: "Đối mặt với khối u, từ quan điểm cá nhân, chúng ta không nên bất lực. Bên cạnh đó, chúng ta phải hiểu chất gây ung thư là gì, đâu là yếu tố gây ung thư".
- Yếu tố môi trường: Với sự phát triển chóng mặt của nền công nghiệp hiện đại, con người được hưởng lợi ích từ công nghệ tiện lợi nhưng họ cũng phải chịu những hậu quả của môi trường khắc nghiệt. Do sự tồn tại của các loại ô nhiễm công nghiệp và bức xạ điện dẫn đến tỷ lệ tế bào ung thư trong cơ thể tăng lên.
- Lười vận động: Nghiên cứu cho thấy, cơ bắp sinh nhiệt cao trong khi tập thể dục, còn tế bào ung thư có khả năng chịu nhiệt kém hơn so với tế bào bình thường và dễ dàng bị tiêu diệt. Ngoài ra, cơ thể con người sẽ hít thở lượng lớn khí oxy trong quá trình tập luyện, có thể bài tiết chất gây ung thư.
- Ảnh hưởng bởi quá trình trao đổi chất: Cơ thể con người luôn trải qua quá trình trao đổi chất. Trong quá trình này, tế bào cần tiếp tục phân chia. Tế bào sinh ra từ quá trình phân chia càng nhiều thì khả năng đột biến gen càng cao, khi những thay đổi về lượng tích tụ thành những thay đổi về chất, dẫn đến cơ thể dễ bị ung thư.
1. Đồ muối
Một lượng lớn muối được cho vào sản phẩm ngâm chua để bảo vệ thực phẩm. Trong quá trình ngâm, muối sẽ dần chuyển hoá thành nitrit – một chất gây ung thư phổ biến.
Thỉnh thoảng ăn đồ ngâm muối không gây ung thư. Nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn đến việc cơ thể liên tục nạp nitrit, làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Chính vì thế, bạn không nên đồ muối, đồ chua lên men trong thời gian dài.
2. Thịt chế biến sẵn
Một lượng lớn phụ gia thực phẩm được thêm vào thịt chế biến sẵn như: Nitrat, nitrit sẽ tạo ra các hợp chất nitroso trong quá trình ngâm thực phẩm, làm hỏng các tế bào bảo vệ ruột.
Để khắc phục tổn thương, các tế bào thành ruột phải tái tạo hoặc thậm chí sản sinh ra nhiều tế bào khác. Trong quá trình này, khả năng xảy ra lỗi sao chép DNA tăng lên. Hơn thế, sự sinh sôi nảy nở quá mức cũng có thể dẫn đến tăng sản, có thể gây ung thư ruột kết hoặc trực tràng.
3. Sử dụng thực phẩm chức năng tuỳ tiện
Với mức sống không ngừng nâng cao, nhiều người trung niên nhằm mong muốn cải thiện sức khoẻ nên mua rất nhiều sản phẩm chăm sóc sức khoẻ.
Nếu mù quáng uống bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào thì hoàn toàn không cải thiện được thể chất mà còn tăng nguy cơ tích tụ chất độc. Vì vậy, mọi người cần hết sức lưu ý trong quá trình sử dụng.
Nhiều bệnh nhân điều trị ung thư thường uống cùng lúc rất nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng thêm thực phẩm chức năng sẽ làm tăng nguy cơ tương tác thuốc tiềm ẩn. Để an toàn, điều quan trọng là bạn hãy cung cấp đầy đủ thông tin về thực phẩm chức năng đang sử dụng cho bác sĩ và không sử dụng thực phẩm chức năng mới khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ.
Ngoài ra, người bệnh phải sử dụng thận trọng và tránh các thực phẩm chức năng được quảng cáo với hiệu quả thần kỳ, đột phá hoặc phát minh mới, những thực phẩm chức năng không rõ cơ chế cũng như những sản phẩm khẳng định hiệu quả tốt mà hoàn toàn không có tác dụng phụ.
4. Thực phẩm bị mốc
Thực phẩm bị mốc có thể đứng đầu bảng trong số những thực phẩm gây ung thư. Bởi thực phẩm bị mốc rất dễ sinh sôi vi khuẩn, gây tổn thương tế bào gan, dễ sinh aflatoxin - được xếp vào danh sách chất gây ung thư hạng nhất.
Nếu ăn một lần vượt quá 1mg sẽ gây tổn thương trực tiếp đến gan. Nhiều người cho rằng phần nấm mốc bị cắt bỏ đi, phần còn lại vẫn có thể ăn được. Tuy nhiên đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm.
5. Rượu
Đồ uống có cồn sau khi vào cơ thể con người sẽ chuyển hoá thành acetaldehyde – một loại chất gây ung thư. Sau khi tích tụ dần trong cơ thể, nó sẽ phá huỷ quá trình tổng hợp DNA, thậm chí gây đột biến tế bào.
Uống rượu lâu ngày sẽ mang đến gánh nặng nghiêm trọng cho gan và các cơ quan khác, dẫn đến suy giảm chức năng gan, xơ gan và cuối cùng là ung thư gan.
6. Ăn trầu
Nhiều người rất thích ăn trầu, đặc biệt là những người già. Nhưng vỏ ngoài của trầu tương đối cứng, dễ làm trầy xước niêm mạc miệng, dẫn đến tổn thương nghiêm trọng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lá trầu có chứa arecoline là chất gây ung thư. Bên cạnh đó, các chất xơ thô ráp của cau sẽ cọ xát làm tổn thương niêm mạc miệng. Theo thời gian có thể dẫn đến u ác tính ở miệng. Vôi trong món ăn này càng thúc đẩy nhanh quá trình ung thư hóa của tế bào.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất