01/03/2011 07:03 GMT+7 | Văn hoá
>>> Chuyên đề: TỪ SAI VĂN HÓA ĐẾN BI KỊCH VĂN HÓA
* Nhiều nhà nghiên cứu lo ngại các lễ hội đang bị chính trị hóa dẫn đến sai lệch bản chất văn hóa. Liệu Hội Gióng có nguy cơ như vậy hay không, thưa ông?
- Rõ ràng, có một xu hướng chính trị hóa ngày hội như vậy. Hội Gióng cũng chịu ảnh hưởng từ xu hướng này. Thí dụ, cách đây lâu rồi, trong dịp kỉ niệm 300 năm Sài Gòn, người ta đã có sáng kiến đưa một đoàn gồm 40 người dân vào TP.HCM để trình diễn đám rước và biểu diễn nghi thức hội trận thiêng liêng nhất, huyền bí nhất của hội Gióng. Có lẽ đây là lần đầu tiên hội Gióng được đưa đi trình diễn. Khi ấy, thực lòng người dân không muốn.
* Hậu quả của việc làm trái tự nhiên này ra sao, thưa ông?
- Chỉ tính trong vòng một năm vừa rồi, hội Gióng đã 3-4 lần phải làm những câu chuyện diễn phi lý như vậy. Lần thứ nhất vào dịp Quốc khánh. Lần thứ hai vào dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long, đoàn rước và nghi lễ hội Gióng được mang ra trình diễn tại tượng đài Lý Thái Tổ. Lần thứ ba là khi viện nghiên cứu văn hóa và nghệ thuật tổ chức hội thảo quốc tế về hội Gióng để chuẩn bị xét duyệt hồ sơ. Mới rồi, khi Hà Nội nhận bằng của UNESCO công nhận hội Gióng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, người ta lại mang bà con ra trình diễn một lần nữa.
Mới có một năm mà chúng ta đã bắt đầu làm mất tính thiêng hội Gióng như thế. Rồi sau này, nếu cứ tùy tiện lặp đi lặp lại kiểu trình diễn bắt buộc như thế, chắc sẽ dẫn đến chuyện giống như diễn viên ở một số làng văn hóa tại Trung Quốc, mà tôi đã có dịp chứng kiến, cứ tới ngày giờ lại đứng ra biểu diễn, mặt lạnh tanh với nụ cười thường trực, mất hết cảm thụ nghệ thuật. Rõ ràng, nhận thức văn hóa không đúng đắn của các cấp lãnh đạo - từ quản lý văn hóa, du lịch đến chính quyền - dẫn đến bắt các nghi lễ thiêng liêng chạy theo phục vụ một cách thô thiển. Chúng ta cần suy nghĩ để thấy hết sự nguy hiểm của hiện tượng và hy vọng cách làm như vậy sẽ không tiếp diễn nữa. * Nhưng nhu cầu xem hội Gióng khi không có hội là có thật. Khi đó, nên làm thế nào, thưa ông? - Ngay cả khi đi xem hội thật, người ta cũng không thể nào thưởng thức được toàn cảnh, toàn bộ cái hay, cái đẹp của hội Gióng mà chỉ có thể quan sát ở một vài góc, khó có được cái nhìn tổng thể. Do đó, muốn người dân hiểu kỹ cần có bảo tàng hội Gióng. Ngoài các đạo cụ của hội còn biết bao nhiêu câu chuyện có thể kể được như chuyện cuộc đời các ông hiệu và gia đình họ, từ lớp người này này qua lớp người khác. Chúng ta có những băng video, cái trên màn ảnh nhỏ, cái trên màn lớn tự nhiên người ta sẽ xem được, hiểu được nhiều thứ, hiểu được những thay đổi của hội, những giá trị, những biểu tượng của hội Gióng. Biết bao câu chuyện chúng ta trải ra, đâu phải chỉ mồng Chín tháng Tư, người ta đến lúc nào xem lúc đó. Như thế, tránh được cảnh mang bà con diễn đi diễn lại. * Phim đi kèm hồ sơ hội Gióng có sử dụng được với mục đích như ông vừa nói không, thưa ông? - Đấy là hai câu chuyện khác nhau: phim cho nhà nghiên cứu khác, phim cho dân xem khác. Tôi nghe người dân nói, có một bộ phim làm về Hội Gióng, mời cả Kim Tiến đọc lời bình. Nhưng họ không thích phim này. Việc làm phim cần chuyên nghiệp, không thể coi thường, đặc biệt là về quan niệm làm phim - cần sử dụng tối đa tiếng nói của cộng đồng chứ không phải lời bình của nhà nghiên cứu. * GS Ngô Đức Thịnh đang rất lo chuyện đổ tiền không đúng cách vào hội Gióng sẽ giết chết nó. Theo ông, nên chi dùng vào việc gì cho tốt? - Không nên chê tiền (cười), nhưng phải đầu tư đúng chỗ và hiệu quả. Cần đầu tư xây dựng cơ bản có quy hoạch: đường xá, chỗ để ô tô, khu dịch vụ. Cũng cần đầu tư cơ sở vật chất cho hội Gióng. Chẳng hạn, cạnh đền chính có đình hạ mã, nơi xưa khách quan chức phải xuống ngựa thay quần áo để vào đình. Đình cũng còn để toàn bộ những người tham gia vào hội Gióng, cái đám rước nghỉ ngơi. Giờ nó không còn nữa vì thời bao cấp, do cách suy nghĩ lễ hội là thừa, là phong kiến nên đã dùng làm kho, sau đó mục nát. Nay đình này cần phục dựng lại. Thứ nữa, trụ sở ủy ban xã cũng đang ở trên đất của đình, đền ngày xưa. Trụ sở chỉ được xây một tầng để không vượt đền. Thế nên, có thể chuyển ủy ban đi chỗ khác, giành khu đó làm bảo tàng hội Gióng thì hợp lý hơn. Còn chuyện không nên, chẳng hạn, tôi có nghe ở khu di tích đền có hai cái hồ rất đẹp, hình như đang được tư vấn là nên cải tạo như cách hồ Bảy Mẫu. Người ta sẽ tát hết nước lòng hồ cho không có bùn, cho sạch sẽ. Nông thôn đang bị bê tông hóa, nên các di tích càng giữ được vẻ muôn thuở của nó càng tốt. Vậy tại sao chúng ta không giữ được ao đất, ai bảo ao đất xấu? Hãy làm cỏ sạch, làm đường vòng quanh hồ với những đường đi nho nhỏ bằng gạch. Cũng có thể kè hồ nhưng phải có phương án cho thật văn minh, đẹp để không có cảm giác bê tông hóa. Làm văn hóa chỉ có tiền cũng chết, không có tiền cũng chết, có tiền mà anh biết sử dụng có văn hóa sẽ tạo ra những di tích rất đẹp và hấp dẫn
Hội Gióng … báo cáo tỷ lệ sinh đẻ có kế hoạch ! “Trong hội Gióng đền Sóc, tôi từng… rụng rời chân tay vì nghe một báo cáo đọc trong hội. Ông chủ tế đọc bài văn tế trong đó nêu rõ chúng ta đã tiến bộ gì so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, có phần tỷ lệ sinh đẻ kế hoạch đã đạt được thế này, thế này. Đây chính là một hình thức chính trị hóa lễ hội không cần thiết. Chưa bao giờ hội Gióng đứng trước thuận lợi như bây giờ khi có nhiều nguồn đầu tư, và cũng chưa bao giờ hội Gióng đứng trước nguy cơ biến dạng ghê gớm như bây giờ”. GS Ngô Đức Thịnh * Có thông tin hội Gióng sẽ được đưa vào chương trình phổ thông. Liệu đó có phải là sự bất bình đẳng văn hóa không khi nhiều di sản khác không được đối xử như vậy? - Trong chương trình hành động của hội Gióng khi trình UNESCO chúng ta có cam kết vấn đề truyền bá di sản. Nhưng theo tôi nghĩ nên đưa nội dung này vào chương trình giáo dục của địa phương, chứ không phải toàn quốc. Chẳng hạn, đưa nội dung về hội Gióng vào chương trình học của các trường ở Hà Nội là đủ, đăc biệt Gia Lâm, Sóc Sơn và các vùng quanh đấy. Không nên đưa vào chương trình quốc gia. Trong chương trình quốc gia đã có dạy truyền thuyết Thánh Gióng rồi. Mỗi địa phương phải có chương trình riêng, phù hợp với văn hóa địa phương mình. Nhân đây cũng nói thêm về chuyện chính trị hóa, chúng ta không thể dạy và nói rằng vua Hùng là ông tổ của các dân tộc Việt Nam. Chúng ta đừng nghĩ như thế, như rất nhiều lần đã nói thế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vua Hùng chỉ là ông tổ trong truyền thuyết của người Việt mà thôi. Bài kết: Hội đền Trần - việc hành chính thành chỗ cầu quan!? Ngữ Yên (Thực hiện)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất