16/12/2015 07:00 GMT+7 | Đọc - Xem
(Thethaovanhoa.vn) - Một trường Trung học phổ thông ở Pennsyvania, Mỹ đã loại bỏ tác phẩm Cuộc Phiêu lưu của Huckleberry Finn ra khỏi chương trình lớp 11 sau khi tiếp nhận khiếu nại của học sinh cho biết họ thấy "khó chịu" vì tiểu thuyết này, báo Philadelphia Inquirer đưa tin.
Trường Trung học Phổ thông Những người bạn ở Wynnewood, một khu vực ngoại ô Philadelphia sẽ không còn dạy tiểu thuyết của nhà văn Mark Twain trong sách giáo khoa văn học Mỹ, ông Art Hall, hiệu trưởng Trường THPT Những người bạn cho biết.
“Tập thể nhà trường chúng tôi thống nhất kết luận rằng chi phí mà toàn dân bỏ ra để đọc cuốn sách này lớn hơn lợi ích văn học”, ông Hall viết trong thư gửi đến các bậc phụ huynh, với hàm ý không chỉ tác phẩm Cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn có giá trị giáo dục mà điều đó nằm ở toàn bộ cuốn sách giáo khoa.
“Huckleberry Finn” được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1884, thường xuyên bị cấm, bởi vì ngôn ngữ rất thông tục. Tiểu thuyết lọt vào danh sách 10 tác phẩm văn học gặp nhiều biến cố nhất do Thư viện Quốc gia Mỹ bình chọn trong năm 2002 và 2007.
Cuốn tiểu thuyết của Mark Twain "Cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn" - Ảnh: Getty Images
“Huckleberry Finn” từng bị cấm bởi chính quyền Concord, bang Massachusetts, các nhà quản lý văn học chỉ sau vài tháng được phát hành trong năm 1885. Họ xem nó “không phù hợp với xã hội” và “cần phải ném vào thùng rác”.
Trớ trêu thay, những phê bình ban đầu về cuốn tiểu thuyết đều nhắm vào lập trường chống chế độ nộ lệ và sự khắc họa tình bạn giữa Jim, một người Mỹ gốc Phi được giải phóng khỏi cuộc sống nô lệ và Huck Finn, một cậu bé da trắng.
Ngày nay, những tác phẩm văn học ở Mỹ có dùng từ ngữ quá thông tục thường bị phê bình, chỉ trích. Năm 2011, một nhà xuất bản đã in ấn phẩm “Cách tân” gây tranh cãi vì thay thế từ ngữ đến nỗi làm biến đổi “bối cảnh văn hóa’ của tác phẩm gốc.
Huy Ngọc (Theo Los Angeles Time)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất