Hoãn Thế Vận Hội Tokyo 2020: Nảy sinh hàng loạt vấn đề lớn

26/03/2020 16:32 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Thế vận hội Tokyo 2020, một trong những sự kiện thể thao được mong chờ nhất sẽ không thể diễn ra khai mạc vào ngày 24 tháng 7 tới, chính thức hoãn.

 

Hoãn Olympic Tokyo: Không hoãn cũng chẳng ai chơi!

Hoãn Olympic Tokyo: Không hoãn cũng chẳng ai chơi!

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa thông báo quyết định hoãn Olympic Tokyo 2020 sang mùa hè 2021, trước phản ứng của dư luận và đại dịch Covid-19 làm rung chuyển toàn cầu.

 

Trong bối cảnh hỗn loạn liên quan đến đại dịch Covid-19, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố hoãn Thế vận hội - một quyết định chưa từng có sẽ gây ra sự chia rẽ phức tạp và sâu rộng cho các vận động viên, huấn luyện viên, nhà tài trợ và nền kinh tế Nhật Bản cũng như những nhân vật liên quan có tầm ảnh hưởng khác.

Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đưa ra tuyên bố trên mạng xã hội rằng Thế vận hội sẽ được tổ chức "vào mùa hè năm 2021".

Có thể sẽ mất vài tuần để sàng lọc tất cả những thay đổi này. Nhưng trong lúc này, ta cần có một cái nhìn, đánh giá ngắn gọn về một mùa hè không có Thế vận hội sẽ có tác động thế nào tới những người liên quan.

Đối với vận động viên

Theo IOC, hơn 6.000 vận động viên từ khắp nơi trên thế giới đã đủ điều kiện tham gia Olympic năm nay. Và hàng ngàn người khác vẫn đang hy vọng giành được một vị trí trong những tháng tới. Bởi vậy việc Olympic bị hoãn ắt hẳn là một tin tức đáng buồn đối với họ, những người trong suốt nhiều tháng nay hết mình tập luyện và thi đấu.

Dịch Covid-19 khiến cho việc tổ chức các sự kiện thể thao thế giới đều phải trì hoãn và Thế Vận Hội không phải ngoại lệ, nhưng thực tế thì việc hoãn này cũng không hề đơn giản. Hãy nhớ rằng cuộc sống của các vận động viên Olympic xoay quanh việc tập luyện và chuẩn bị cho thi đấu. Các chế độ luyện tập hàng ngày rất căng thẳng. Những nỗ lực khác, như việc lấy các chứng chỉ, bắng cấp cũng nằm trong đó. Họ đã phải cam kết rất nhiều và phải bỏ một lượng thời gian, năng lượng không nhỏ.

"Là một vận động viên Olympic, bạn sống cuộc sống của mình theo chu kỳ (bốn năm)", đô vật Jordan Burroughs từng chia sẻ. "Mọi thứ chúng tôi làm đều theo chu kỳ."

Bây giờ những vận động viên này, những người đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tập luyện và được đào tạo sao cho đạt đỉnh phong độ vào tháng 7 tới sẽ phải tiếp tục guồng quay này thêm một năm nữa. Một số có thể chọn không tham gia.

Bong da, Bong da hom nay, Hoãn Olympic Tokyo 2020. Những vấn đề nảy sinh, Olympic 2020, hoãn Olympic 2020, dời Olympic 2020, Thế vận hội 2020, hoãn TVH, hoãn Olympic
Hoãn Thế vận hội 2020 là điều không thể không làm lúc này, nhưng các hậu quả về kinh tế là không hề nhỏ

Đối với vòng loại Thế vận hội

Theo ICO, trước khi dịch coronavirus bùng phát, khoảng 57% suất dự Olympic đã có chủ. Điều này có nghĩa là có thể những vận động viên này sẽ nghiễm nhiên đủ điều kiện cho Thế Vận Hội tổ chức vào năm sau? Hoặc cũng có thể họ phải phấn đấu lại từ đầu để tích lũy điểm. Đây vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.

"Trong trường hợp giải đấu hoãn lại, tôi muốn mọi vận động viên đã giành suất thi đấu sẽ vẫn được bảo toàn vị trí ở năm sau”, vận động viên cử tạ người Mỹ và vòng loại Olympic Kinda Nye chia sẻ trên Twitter trước khi quyết định hoãn hôm thứ Ba được công bố. "Chúng tôi đã giành được vị trí của mình và tôi thậm chí không muốn nghĩ về việc chúng bị lấy đi".

Đối với 43% còn lại, quá trình đủ điều kiện thi đấu của sẽ có xu hướng thế nào? Có đơn giản như việc sắp xếp lại các sự kiện thử nghiệm như đấu vật, bơi lội, điền kinh, thể dục dụng cụ hay không?

Đối với lịch thi đấu toàn cầu

Có 33 môn thể thao tại Thế vận hội mùa hè, có nghĩa là có 33 liên đoàn thể thao quốc tế hiện phải thích nghi với lịch trình mới sau quyết định hoãn.

Trong một số môn thể thao, điều này sẽ đơn giản hơn những môn khác. Ví dụ, giải vô địch thế giới điền kinh đã được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 8 năm 2021. Nếu Thế vận hội được tổ chức vào cùng thời điểm, thì các vận động viên chỉ đơn giản là thi đấu tại Thế Vận Hội.

Tuy nhiên, trong các môn thể thao như bóng đá, lịch thi đấu đã dày bởi các giải đấu chuyên nghiệp lớn tại các quốc gia khác nên việc lên lại lịch đấu sẽ là một thách thức không nhỏ.

Ý nghĩa chính xác của việc chuyển Thế vận hội "đến một ngày sau năm 2020 nhưng không muộn hơn mùa hè năm 2021", như tuyên bố chính thức nói đến nay vẫn chưa rõ ràng. Nhưng ở đâu đó, một lịch thể thao sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm cả mùa giải NBA nếu Thế vận hội được tổ chức vào mùa Xuân.

Đối với tình hình tài chính

IOC có đảm bảo để bảo vệ Thế Vận Hội, ví dụ như khoản 2 tỷ USD dự trữ. NBC, công ty sở hữu quyền phát sóng của Mỹ cũng có bảo hiểm. Công ty đang ở năm thứ sáu của một thỏa thuận trị giá 7,75 tỷ USD với IOC và sẽ kéo dài đến năm 2032. Các nhà tài trợ hàng đầu của IOC, như P & G và Visa, cũng trả hàng triệu USD để có quyền liên kết với Thế vận hội.

Nền kinh tế Nhật Bản đã bị tổn thương bởi sự sụt giảm du lịch vào mùa xuân này và có lẽ đây sẽ có tác động lớn nhất đối với tình hình tài chính. Đất nước này đã chi khoảng 28 tỷ USD để chuẩn bị cho Olympic và đang trông chờ vào một đợt tăng trưởng kinh tế nhờ vào nó. Nhưng đại dịch đã làm hỏng tất cả.

Bây giờ, tất cả doanh thu dự kiến đó - ít nhất là cho năm 2020 - đã biến mất. Và một số tiền mà chính quyền địa phương đã bỏ ra để tổ chức Thế vận hội mùa hè này có thể cần thiết vào năm 2021 để làm lại từ đầu.

Yến Nhi

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm